An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Ba-bau. Show all posts
Showing posts with label Ba-bau. Show all posts
Loại hoa quả nào tốt cho bà bầu? Loại hoa quả nào bà bầu nên ăn hàng ngày để khỏe cho mẹ, tốt cho bé? Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì? Đọc và ghi nhớ các loại hoa quả này lại ngay nếu bạn đang lo lắng không biết loại hoa quả nào tốt cho cả mẹ và bé nha.

Táo – loại hoa quả mẹ bầu nào cũng nên ăn

Táo là loại hoa quả cực kỳ phổ biến trên thị trường và cũng rất quen thuộc, bạn có thể tìm mua bất kỳ thời điểm nào trong năm. Không những thế đây còn là loại trái cây được đánh giá là loại hoa quả tốt nhất cho bà bầu.
mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì
Táo giúp các mẹ bầu giữ dáng, hạn chế tình trạng thừa cân
Táo chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… Táo giúp các mẹ bầu giữ dáng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì đồng thời giúp thai nhi có sức đề kháng tốt ngay từ trong bụng mẹ. Vì thế, các mẹ bầu nhất định phải bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.  Đặc biệt, các mẹ bầu nên ăn cả vỏ táo để bảo toàn những dưỡng chất vốn có trong nó. Ăn tươi, nước ép táo, salad táo…là những cách ăn tuyệt vời mà các mẹ bầu nên thử nhé.

Quả bơ – loại hoa quả tốt cho sức khỏe bà bầu

Hầu như  mọi người đều biết đến tác dụng tuyệt vời của trái bơ đối với mẹ bầu. Theo các nghiên cứu khoa học, bơ có chứa một hàm lượng cao chất folate có tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi rất hiệu quả. Chưa kể đến, bơ còn chứa nguồn vitamin B6, A,E,D dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì
Bơ còn chứa nguồn vitamin B6, A,E,D dồi dào
Đặc biệt hơn, mẹ bầu nên ăn bơ mỗi ngày và sử dụng sinh tố bơ, sữa chua, sẽ tươi sẽ giúp làn da bà bầu ngày càng trở nên mịn màng, hồng hào, căng tràn sức sống đấy nhé.

Nho – loại hoa quả mẹ bầu nên ăn

Nho là loại hoa quả cực tốt cho mẹ bầu và thai nhi mà mẹ bầu nên ăn đều đặn hàng ngày. Nho chín có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B, hợp chất flavonol, chất folate, kali, natri, phốt pho, magie… có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai, đồng thời phát triển thị giác cho bé ngay từ trong bụng mẹ, hoàn thiện các tế bào gene, ngăn ngừa dị tật thai nhi và giảm hẳn nguy cơ chuột rút rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Dâu tây- Loại hoa quả cần được bổ sung

Dâu tây là món khoái khẩu của rất nhiều mẹ bầu. Trong loại trái cây này có chứa lượng lớn cacbonhydrat, vitamin B, C, kẽm, folate, kali, mangan, chất xơ rất cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe, vẻ đẹp của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời chất phytonutrient có trong dâu tây còn có khả năng bảo vệ tế bào rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn dâu tây hàng ngày để khỏe đẹp cho mẹ, tốt cho bé nhé.

Chuối chín – loại hoa quả không được bỏ qua

Trong chuối chín có chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: sucrose, glucose, fructose cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể, chất kali trong chuối dồi dào sẽ bảo vệ mẹ bầu khỏi chứng chuột rút thường gặp khi mang thai, đồng thời giúp mẹ bầu nhanh nhẹn hơn, nhạy bén hơn, tâm trạng thoải má hơn rất nhiều.
mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì
Đặc biệt, chuối chín có tác dụng nhuận trường giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng táo bón mà mẹ bầu nào cũng gặp phải.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, ăn chuối còn giúp mẹ bầu giảm bệnh thiếu máu do trong chuối có nhiều chất sắt kích thích sản sinh ra hemoglobin có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Chanh tươi – loại hoa quả nhỏ nhưng có võ cho bà bầu

Chanh tươi tác dụng làm sạch, miệng, kích thích khẩu vị mẹ bầu, trong chanh tươi còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên như vitamin A, C, thiamin, niacin, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin,canxi, folate, phốt pho, … có tác dụng tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, duy trì huyết áp ổn định khi mang thai, phòng ngừa cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu hiệu quả.
Chính vì vậy, các mẹ bầu nên sử dụng mỗi ngày một ly nước chanh tươi pha với muối, đường để phát huy tối ưu tác dụng của loại trái cây này trong thời kỳ mang thai nhé.
6 loại trái cây kể trên đều phổ biến và có giá thành vừa phải. Các mẹ bầu nên ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe, vẻ đẹp cho mẹ và tốt cho sự phát triển toàn diện sau này của bé nhé.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé hãy lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của các loại hoa quả trước khi sử dụng đặc biệt là các loại hoa quả ăn vả vỏ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của thai kì. Nước mía – là món thức uống được nhiều bà bầu yêu thích nhưng không ít bà bầu vẫn còn phân vân không biết mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Uống nước mía khi mang thai là một chủ đề dinh dưỡng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên các diễn đàn dinh dưỡng, đây chính là câu hỏi được hỏi nhiều nhất. Vậy thực chất vấn đề này như thế nào? Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Ngay bây giờ hãy cùng  tìm hiểu vấn đề này dưới bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía, ăn mía không?

Mía là loại cây phổ biến tại Việt Nam. Mía là nguyên liệu để chế biến thành các sản phẩm như đường, rỉ mật…Những năm gần đây, mía được chế biến thành nước mía – với công dụng giải khát hữu ích – dễ uống, ngọt mát, giá rẻ. Đặc biệt, theo các nghiên cứu khoa học, nước mía với hơn 70% thành phần là các loại đường. Nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng và tốt cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, nhiều bà bầu sử dụng nước mía như một thức uống hàng ngày.
Bà bầu có nên uống nước mía
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không?
Nhiều người lo ngại, hàm lượng đường quá cao trong nước mía sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nhưng thực tế, lượng đường lớn trong nước mía lại có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt. Vì vậy, nước mía không gây nguy hại như các loại nước có lượng đường cao. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho mẹ và bé đã chỉ ra rằng: Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da. Bên cạnh đó, nước mía ngăn ngừa hiện tượng lão hóa trên da và tóc. Trong giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3 một số bà bầu có hiện tượng nghén nặng. Nếu đặc tính nghén kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía. Vì tùy cơ địa, độ ngọt của nước mía có thể làm tăng Triệu chứng nghén và dẫn đến buồn nôn, khó tiêu. Nếu các mẹ có biểu hiện nghén thèm ngọt cũng nên hạn chế vì hàm lượng đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm.  Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.

Những công dụng của nước mía đối với bà bầu

Để các bà bầu có thể yên tâm uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ nói riêng và suốt thai kỳ nó chung, chúng tôi xin chia sẻ những công dụng của nước mía đối với thai phụ và thai nhi:
– Nước mía cung cấp lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu
– Nước mía làm giảm triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả
– Nước mía bảo vệ da của bà bầu khiến làn da khỏe, giảm triệu chứng rạn da
– Nước mía tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu
– Nước mía tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu 

Những lưu ý khi sử dụng nước mía với bà bầu

Nước mía có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu nhưng các mẹ cũng không nên dùng nó như là thực phẩm chủ đạo trong thực đơn hàng ngày. Tuy có nhiều mẹ không uống nước mía đúng cách, khi lạm dụng chúng mà uống quá nhiều thì rất dễ gây đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa không tốt cho cả mẹ và bé.
Trong suốt thời kì mang thai cơ thể mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau từ thức ăn thô đến tinh đáp ứng đủ chất cho sự phát triển của thai nhi. Nếu chỉ uống nước mía mỗi ngày thì không cung cấp được đủ những dưỡng chất mà thai nhi cũng như cơ thể mẹ cần. Chính vì thế mà mẹ bầu nên xây dựng cho mình thực đơn cho bà bầu đa dạng trong bữa ăn hàng ngày để mẹ khỏe và thai nhi phát triển được toàn diện.
Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía nếu như không muốn thân hình thiếu thẩm mỹ. Việc uống nước mía khi mang thai không khoa học sẽ làm cho mẹ bầu tăng cân một cách nhanh chóng do lượng đường vốn có trong nước mía. 
Lưu ý cần đặc biệt lưu tâm. Mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh. Vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi bị kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đến hiện tượng động thai.
ba bau co nen uong nuoc mia khong - MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU CÓ NÊN UỐNG NƯỚC MÍA?
Bà bầu không nên uống nước mía với đá quá lạnh
Bổ sung nước mía đúng cách trong thai kỳ là một việc làm cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi mà mẹ bầu nên biết và thực hiện. Uống nước mía mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, vui vẻ, lạc quan mà còn giúp thai nhi phát triển được toàn diện hơn. Nếu các mẹ đang bị trầm cảm thai kỳ, ốm nghén hay cảm thấy mệt mỏi thì hãy cho nước mía vào trong thực đơn hàng ngày của mình đi thôi. 
Với những gợi ý trên đây, hi vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ và có câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mía, uống nước mía trong 3 tháng đầu không? Chúc các bạn mẹ tròn con vuông nhé!
Mang thai, nghĩa là bạn phải chấp nhận hy sinh và luôn sẵn sàng tìm kiếm, nghiên cứu để biết bạn cần ăn gì để tốt cho cả bạn và bé. Ngoài 3 bữa chính, các bữa phụ là không thể thiếu và tuyệt đối không được “hà tiện” thức ăn hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà mẹ bầu lại ăn uống thả ga, xả láng. Mới có thai nên ăn gì? Ăn bao nhiêu? Ăn vào thời điểm nào để mẹ khỏe, thai ổn định là điều mẹ bầu cần hướng tới.

MỚI CÓ THAI NÊN ĂN GÌ ĐỂ BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT CHO BÉ ?

Mới có thai nên ăn gì cho đúng? Mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên những dưỡng chất sau vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình:
món ăn cho bà bầu
mới có thai nên ăn gì

Axit folic:
Ngoài ăn những món giàu folate, mẹ nên uống thêm viên bổ sung, mỗi ngày khoảng 0,4mg. Những món giàu axit folic như rau xanh đậm, các loại hạt…Axit folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Chất sắt:
Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Canxi:
Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Vitamin D:
Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
Vitamin C:
Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
Chất đạm (protein):
Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
7 bi quyet nau cho nguoi bi ung thu 6 - MỚI CÓ THAI NÊN ĂN GÌ ĐỂ MẸ KHỎE, THAI ỔN ĐỊNH
Mới có thai cần phải bổ xung các dưỡng chất thiết yếu

Lên lịch ăn uống khoa học cho thai phụ mới mang thai

Nhiều mẹ bầu cho rằng khi mang thai phải ăn với số lượng nhiều, ăn cho 2 người. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng chỉ tăng một chút so với nhu cầu bình thường, do đó mẹ không cần thiết phải ăn gấp đôi về số lượng. Điều đáng cần để tâm ở đây chính là chất lượng của món ăn.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu tuyệt đối không được để mình đói dù bận rộn đến đâu. Tuyệt đối không được bỏ bữa hoặc nhịn đói quá lâu. Luôn mang  theo những thức ăn vặt lành mạnh bên mình, như bánh quy, trái cây sấy khô, các loại hạt…để ăn phụ.
món ăn cho bà bầu
Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm cho mình khoảng 300 – 400 calo mỗi ngày, tùy từng giai đoạn của thai kỳ. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, mẹ nên tăng thêm từ 2-3 bữa ăn phụ. Điều này mẹ nào cũng đã nghe qua rồi đúng không?
Nhưng bữa ăn phụ ăn gì thì tốt? Các mẹ bầu chỉ cần lưu ý rằng các loại thực phẩm đều có giá trị riêng về mặt dinh dưỡng.  Để đạt hiệu quả, tốt nhất mẹ bầu nên duy trì kế hoạch ăn uống khoa học trong suốt thời kỳ mang thai. Không nên quá khắt khe, thay vào đó linh hoạt thay đổi món ăn suốt tuần phù hợp với khẩu vị sao cho đủ chất và ngon miệng là được. 

Lựa chọn thực phẩm cho thai phụ trong quá trình mang thai

Ngoài việc các mẹ bầu cần phải bổ sung dưỡng chất, lên lịch ăn uống khoa học thì các mẹ bầu nhất thiết phải lưu ý khi lựa chọn thực phẩm như sau. Vì dù các mẹ có bổ sung dưỡng chất đến đâu, lập lịch ăn uống khoa học như thế nào đi chăng nữa nếu chẳng may gặp phải thực phẩm bẩn hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc thì lợi ít mà hại lại nhiều. Vì vậy, các mẹ nên chú ý một số điều sau khi lựa chọn thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất cho con lại an toàn tuyệt đối:
– Trước khi mua đồ nên xem rõ tem mác, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Chỉ nên chọn những thực phẩm rõ ràng nguồn gốc hoặc của một thương hiệu lớn, uy tín
– Hạn chế mua các sản phẩm từ các gánh hàng rong: Thay vì việc mua thực phẩm từ những gánh hàng rong, các mẹ nên chuyển sang mua đồ từ các siêu thị hoặc các chuỗi cửa hàng có uy tín. Vì đây, chính là sự đảm bảo cho nguồn gốc thực phẩm an toàn, chất lượng.
– Nên lựa chọn ưu tiên cho các sản phẩm không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu
– Xem kỹ hạn sử dụng của thực phẩm, hướng dẫn sự dụng sản phẩm.
Ẩm thực cho bà bầu
lựa chọn thực phẩm cho thai phụ
Ai cũng biết, trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bà bầu rất quan trọng. Nếu bạn có thắc mắc khác về việc “MỚI CÓ THAI NÊN ĂN GÌ ĐỂ MẸ KHỎE THAI NHI PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH” – hãy để lại dưới bình luận? Ngoài thông tin đã được giải đáp ở trên, mẹ bầu phải bổ sung thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi nhé.
Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì để tốt cho thai nhi? Đây là câu hỏi rất nhiều bà bầu quan tâm và cần lời giải đáp khoa học khi trên thị trường có quá nhiều loại sữa khác nhau.
Ai cũng biết sữa là một trong những thức uống có tác dụng lớn đến sự phát triển của thai nhi khi cung cấp lượng canxi dồi dào, chưa kể hàm lượng  a-xít folic, vitamin và các khoáng chất quan trọng, cần thiết để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng đâu là loại sữa tuyệt vời và an toàn cho các bầu thì không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bà bầu có cơ địa khác nhau sẽ phù hợp với các loại sữa khác nhau. Chỉ cần đảm bảo các tiêu chí uống sữa đúng cách, loại sữa nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu các loại sữa để cùng phân tích và lựa chọn ra loại sữa phù hợp nhé!
  1. Sữa bầu
Dòng sữa được sản xuất dành riêng cho phụ nữ mang thai: giàu canxi, folic, được tăng cường thêm các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi như DHA, ARA… đây là loại sữa đứng đầu danh sách các loại sữa dành cho bà bầu. Đặc biệt thích hợp những bà bầu có cơ địa ốm nghén nặng.
sữa cho bà bầu
Tuy nhiên, sữa bầu chứa quá nhiều dưỡng chất nên dễ khiến mẹ bầu cảm thấy ngán. Thậm chí nhiều mẹ không thể uống nổi 1 ly sữa. Đừng bi quan, có nhiều loại sữa mẹ bầu có thể tham khảo để đảm bảo sức khỏe, cung cấp dưỡng chất thay vì sữa bầu
  1. Sữa đậu nành
Đây là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu không dung nạp lactose trong sữa. Trung bình 1 ly sữa đậu nành có thể cung cấp tới 300 mg canxi, đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi mẹ bầu cần mỗi ngày đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Sữa cho bà bầu
Sữa đậu nành không chỉ giàu canxi, vitamin và khoáng chất mà còn là nguồn cung cấp một lượng chất xơ phong phú – “cứu nguy” cho mẹ mỗi khi gặp phải chứng táo bón. Đặc biệt, lượng chất béo tốt trong sữa đậu nành cũng giúp bảo vệ mẹ khỏi các bệnh tim mạch.
  1. Sữa tươi
Ngoài sữa bầu, sữa tươi cũng là lựa chọn phổ biến cho câu hỏi Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Sữa tươi được sử dụng rộng rãi và có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích cũng như nhu cầu của mẹ: sữa ít béo, sữa nguyên kem, sữa tách kem, sữa với các hương vị hoa quả, socola…
Sữa tươi chứa nhiều axit amin giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể mẹ và bé. Sữa tươi có chứa hàm lượng vitamin D dồi dào giúp ích cho quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, những mẹ không uống được sữa bầu có thể uống sữa tươi thay thế.
Có 1 lưu ý nhỏ là đối với các trường hợp mẹ bầu đang gặp vấn đề về cân nặng thì nên cân nhắc khi chọn sữa nguyên kem, bởi hàm lượng chất béo khá cao dễ khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  1. Sữa dê
Mùi vị của sữa dê có thể gây “dị ứng” với nhiều người nhưng xét về dinh dưỡng, sữa dê là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu. Sữa dê không phổ biến tại Việt Nam nhưng khi so sánh với sữa bò thì sữa dê phù hợp với bà bầu hơn. Cụ thể, lượng protein và vitamin B2 của sữa dê cao hơn sữa bò, lượng chất béo trong sữa dê cũng dễ hấp thu hơn. Thậm chí, theo một nghiên cứu của Hiệp hội sữa dê (Mỹ), hàm lượng canxi trong sữa dê cao hơn sữa bò tới 35%.
Sữa cho bà bầu
Ngoài các loại sữa được bán sẵn trên thị trường kể trên các mẹ bầu có thể tham khảo thêm các loại sữa tự làm, có hàm lượng dinh dưỡng cao và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi 1 cách ổn định như:
  • Sữa gạo: Được làm từ gạo và nước, sữa gạo chứa hàm lượng cao vitamin B nhưng ít chất béo. Bà bầu uống sữa gạo tuy không bổ sung nhiều protein cho cơ thể nhưng bù lại, hàm lượng ôxy hóa cao trong sữa gạo giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng tốt hơn so với các loại sữa khác.
  • Sữa hạnh nhân: phù hợp với bà bầu không dung nạp được đậu nành hoặc gluten. Sữa hạnh nhân giàu a-xít folic, chất xơ, protein, vitamin B, canxi, sắt và vitamin E.
  • Sữa yến mạch: loại sữa này chứa nhiều lượng protein hơn sữa hạnh nhân hoặc sữa gạo nhưng ít đạm hơn sữa bò. Đặc biệt, sữa yến mạch rất giàu vitamin A, B và khoáng chất như mangan, kali và phốt pho. Đồng thời, chất xơ trong sữa yến mạch ngăn ngừa táo bón và kiểm soát sự thèm ăn hiệu quả.
Với các thông tin về các loại sữa kể trên, hy vọng các bà bầu có thể lựa chọn được loại sữa phù hợp với cơ địa, tình trạng sức khỏe để đảm bảo trong quá trình mang thai bà bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định.
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm tuyệt vời để mẹ bầu tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Đây là thời điểm, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đã ổn định, quen dần với sự thay đổi của hormone. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tăng từ 2-2,5kg mỗi tháng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Vậy các bạn đã biết, bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa chưa? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết đâu là những thực phẩm “vàng” cho giai đoạn này, mẹ bầu nên ghi lại và xây dựng thực đơn dinh dưỡng ngay hôm nay nhé.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa
Sữa chua và phô mai chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như sữa chua, phomai…giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu các chất dinh tốt hơn.
Trứng gà
Trứng gà là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng giúp trí não trẻ phát triển vượt trội.
Cá hồi
Cá hồi là loại thực phẩm mẹ bầu nhất định không được bỏ qua.
bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa
Cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin D, canxi, DHA mà lại không có quá nhiều thủy ngân, rất có lợi cho mẹ bầu và giúp trẻ thông minh từ khi còn trong bụng mẹ.
Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6. Đây là loại hoa quả cực tốt cho sự phát triển của thai nhi. Chưa kể, bơ còn có tác dụng trong việc giảm ốm nghén cho phụ nữ khi mang thai.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó vừa là món ăn vặt cho vừa chứa nhiều omega – có lợi cho mẹ bầu.
Rau củ quả
Để đảm bảo dinh dưỡng thì rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu.  Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là khi mang thai.
Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý đặc biệt đến thực đơn hàng ngày của mình vì đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý cần uống đủ lượng nước trong ngày, ít nhất là 1.5-2 lít nước mỗi ngày nhé.
Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ bầu đã có thể tự tin lên thực đơn, ăn uống để vừa ngon miệng vừa thoải mái tinh thần, vừa hỗ trợ quá trình mang thai và có đáp án chính xác nhất cho câu hỏi “bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa” khiến bạn đau đầu mỗi ngày
Trắng trẻo, hồng hào là điều bà bầu nào cũng mong ước khi sinh con. Theo các ông bà thì nếu muốn da con trắng hồng thì các mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A. Mọi người lý giải rẳng, vitamin A có thể cải thiện được tế bào da, giúp da trẻ sẽ có độ bóng.
– Các loại thực phẩm giàu vitamin A như  gan động vật, trứng gà, các loại rau xanh có màu đỏ như cà rốt, cà chua, dầu thực vật….
– Những loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cherry… chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giữ cho làn da sáng mịn
Bầu ăn gì để con trắng
Vitamin A trong các loại thực phẩm giúp bé có làn da trắng hồng khỏe mạnh
– Cà chua: Lycopene, chất trong cà chua có trong màu đỏ tươi của cà chua có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sự sản sinh hắc tố melanin
– Quả bơ: Giàu vitamin E và vitamin C, rất tốt cho quá trình sản xuất collagen của cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo trong bơ khá cao, thích hợp để thêm thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì đây là giai đoạn da bé bắt đầu “căng phồng” chuẩn bị cho chuyến hành trình chào đời sắp tới.
– Cá: Giống như quả bơ, hàm lượng chất béo trong cá cũng cần thiết để sửa chữa màng tế bào và tăng khả năng đàn hồi của da.
– Cam, chanh, bưởi… giàu vitamin C, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, vừa giúp cải thiện làn da của bé cưng.
Ngoài ra các mẹ bầu trong khi mang thai cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, táo, lê, bưởi…vì vitamin C cũng là một loại vitamin giúp con trẻ có làn da trắng hồng sau khi sinh.
Bà bầu nên uống nước dừa để sinh con ra trắng trẻo, hồng hào
bà bầu ăn gì để con trắng
Nước dừa tốt cho bà bầu
Nước dừa là “thuốc trắng” thần dược được nhiều bà mẹ tin dùng. Nước dừa có thể được xem là một loại thức uống có tác dụng cực kì tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với bà bầu thì nước dừa được xem là loại quả có thể đem lại nguồn dưỡng chất cung cấp đủ dinh dưỡng để mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, trong thời kì mang thai nếu các bà bầu thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp da con sau này sẽ trắng trẻo và hồng hào.
Trứng gà cũng là thực phẩm bà bầu nên ăn để sinh con da trắng hồng, rạng rỡ
Ngoài nước dừa thì trứng gà cũng là một loại thực phẩm được nhiều bà bầu tin tưởng để sinh con trắng trẻo, khỏe mạnh. Theo quan niệm xưa thì nhiều thai phụ mong muốn con cái trắng như lòng trắng trứng gà nên trứng gà là thực phẩm được nhiều bà bầu lựa chọn trong khi mang thai. Chưa kể hàm lượng dinh dưỡng trong trứng gà cũng rất có lợi cho thai phụ.
Bà bầu ăn gì để con trắng? – Đọc bài này chắc chắn các bà bầu phải áp dụng nha, một bé trai bé gái trắng trẻo, hồng hào là mong ước của tất cả các bà mẹ phải không ạ!
Bà bầu nên ăn gì? Ăn gì tốt cho thai nhi 3 tháng đầu? Là câu hỏi và vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đừng quá lo lắng và áp đặt chế độ dinh dưỡng, 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bà bầu đang bắt đầu làm quen với những thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý. Hơn nữa, thai nhi lúc này còn quá nhỏ.
Dinh dưỡng chủ yếu tập trung dưỡng chất cho bà bầu nên khẩu phần ăn phải thay đổi thường xuyên. Dưới đây là một số dưỡng chất bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, giải đáp thắc mắc mà nhiều bà bầu.
Axit folic: Axit folic vô cùng quan trọng, ngay từ khi có ý định mang thai các mẹ cần phải tăng cường dưỡng chất này. Bởi, axit folic ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và cột sống của trẻ. Vì vậy, bà bầu chú ý bổ sung dưỡng chất axit folic đầy đủ khi mang thai. Axit folic có nhiều trong: ngũ cốc, trứng, măng tây, dưa vàng, đậu lăng…
ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Thực phẩm chứa nhiều Axit folic
Sắt: Sắt là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho bà bầu khi mang thai đặc biệt khi tình trạng thiếu máu khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu phải bổ dưỡng những thực phẩm chứa sắt tăng cường hồng cầu cho cơ thể.
Không chỉ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt, sắt còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt: gan, hạt bí xanh, bí đỏ, thịt bò, thịt cừu, các loại đậu, rau có lá màu xanh đậm, socola, đậu phụ…
Canxi: Canxi là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển xương của thai nhi, vì vậy mẹ bầu phải ăn thật nhiều những thực phẩm chứa canxi để bổ sung canxi cho bé.
ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Nếu như cơ thể mẹ thiếu hụt canxi không những ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ với nguy cơ loãng xương cao. Các thực phẩm chứa nhiều canxi gồm: sữa, rau cải ngọt, rau dền, vừng, bột yến mạch, hạnh nhân, đậu phụ…
Protein: Protein cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Protein giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, vì vậy theo các nghiên cứu khoa học đã công bố mỗi ngày mẹ phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể 70g protein để có đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, sữa, hải sản, chuối, ngô ngọt, bơ, táo, thịt lợn, gà…
Rõ ràng, để có 1 chế độ dinh dưỡng tốt với đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và dinh dưỡng thai nhi, các mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng.
Ai cũng biết, trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bà bầu rất quan trọng. Nếu bạn có thắc mắc khác về việc “Ăn gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu” – hãy để lại dưới bình luận? Ngoài thông tin đã được giải đáp ở trên, bà bầu phải bổ sung thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi nhé
Bữa sáng và bữa tối là hai bữa ăn quan trọng nhất. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu đây cũng là hai bữa ăn cần chú trọng dinh dưỡng và lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để giúp tăng cường sức khỏe và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
Tuy nhiên, trong bữa tối các mẹ bầu không nên ăn nhiều như bữa sáng. Vậy, bà bầu nên ăn gì vào buổi tối? Thực đơn cho bữa tối cũng cần đặc biệt lưu tâm với các món dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Vì lúc này cơ thể mẹ đốt cháy ít năng lượng hơn do cường độ hoạt động giảm xuống.
Bà bầu nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Đồng thời cũng cần đảm bảo các loại thực phẩm này không gây khó chịu cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các loại thực phẩm sau đây là top vàng trả lời câu hỏi “bà bầu nên ăn gì vào buổi tối?”
Ngũ cốc
Ngũ cốc (bao gồm lúa mạch, bột mỳ, ngô, gạo, kê, yến mạch, …) rất giàu các dưỡng chất như: sắt, magie, selen, axit folic cùng các vitamin nhóm B (B1, B2…) nên cực kì cần thiết cho phụ nữ có ý định sinh con và đang mang thai. Nó không chỉ cung cấp năng lượng cho hai mẹ con mà còn giúp bé trong bụng phát triển toàn diện và tốt nhất
ba-bau-nen-gi-vao-buoi-toi
Các loại ngũ cốc rất tốt cho bà bầu
Những món ăn được chế biến từ ngũ cốc là cần thiết cho mẹ bầu. Các món ăn từ ngũ cốc giúp mẹ bầu giải quyết cơn đói một cách nhanh chóng. Một vài lát bánh mỳ, cơm từ gạo nứt, cháo yến mạch với hoa quả khô…sẽ là những lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối của bà bầu.
Rau xanh
Rau xanh và hoa quả là hai loại thực phẩm cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu và chất xơ cần thiết. Có tác dụng giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Đặc biệt, dinh dưỡng trong rau xanh và hoa quả không quá nhiều để gây ra hiện tượng  “bội thực dinh dưỡng”.
bà bầu nên ăn gì vào bữa tối
Rau xanh và hoa quả là hai loại thực phẩm cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu
Tuy nhiên, nếu ăn rau xanh vào buổi tối thì bạn nên ninh nhừ, nấu chín kỹ để dạ dày có thể làm việc nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Đối với các mẹ bầu tiêu hóa kém, nên hạn chế đến mức tối thiểu ăn các loại rau sống
Một ly sữa nóng
Sữa cung cấp 1 lượng lớn canxi và các loại vitamin cần thiết, bổ sung dưỡng chất cho bà bầu. Vì vậy, một ly sữa nóng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho các bà bầu. Các bà bầu đói khuya có thể uống ngay 1 ly sữa nóng. Các mẹ bầu hãy nhớ một ly sữa là đủ đẩy lùi cảm giác đói, chúng giúp mẹ chống béo phì và có tác dụng làm đẹp da hiệu quả đấy nhé.
Bà bầu nên ăn gì vào buổi tối? Câu hỏi tưởng khó nhưng lại dễ không tưởng, chỉ cần chú ý và lưu tâm một chút các mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái đảm bảo yếu tố ngon miệng, an toàn.
Bà bầu không nên ăn loại rau nào khi mang thai đang là những câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Để có sức khoẻ tốt trong suốt thai kì đặc biệt là 3 tháng đầu, giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất vì nguy cơ sảy thai rất cao và mệt mỏi do ốm nghén. Vậy khi mang thai, bà bầu nên kiêng ăn những loại rau gì để bảo đảm thai nhi khỏe mạnh, hãy đọc ngay bài viết này nhé!
  1. Ngải cứu
    rau ngai cuu ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Nhiều người lầm tưởng ngải cứu là loại rau tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế nếu sử dụng không đúng cách với liều lượng bất thường đây là loại rau gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho bà bầu. Thực tế, ngải cứu là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ,giảm cơn đau vùng bụng, giúp tuần hoàn máu và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng nguy cơ ra máu, co bóp cổ tử cung dẫn đến sảy thai và sinh non.
  1. Rau răm
    rau ram ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm. Vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, với 1 lượng rau răm vừa phải ăn kèm với các món ăn thông thường thì không vấn đề gì, mẹ bầu có thể ăn để thỏa mãn cơn thèm ăn nhé!
  1. Rau sam
    rau sam ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Rau săm vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quảgây ra  là sảy thai.
  1. Rau bina
    rau bina ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ăn quá thường xuyên với lượng rau lớn thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng thôi nhé.
  1. Ớt chuông
    ot chuong ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu – khiến bạn hoàn toàn không ngờ tới. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ bầu.
  1. Cải xoăn
    cai xoan ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Cải xoăn là loại rau tốt cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho mẹ bầu.
  1. Rau ngót
    rau ngot ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Loại rau quen thuộc này thực tế lại là là loại rau khá nguy hiểm cho các mẹ bầu. Rau ngót gây nên hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy. Do trong rau ngót có chứA hàm lượng papaverin – nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Các mẹ bầu có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hiếm muộn tuyệt đối không nên ăn rau ngót hoặc chỉ dừng lại ở mức hạn chế.
  1. Súp lơ
    sup lo ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Theo các nghiên cứu khoa học, súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là trong 3 tháng đầu lại dẫn đến nguy cơ bị sảy thai. Lý do được đưa ra là hàm lượng vitamin C quá cao. Không chỉ súp lơ xanh mà súp lơ trắng nếu ăn hang ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai.
  1. Mướp đắng
    muop dang ba bau khong nen an - 9 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN
Vị đắng của loại rau củ này là nguyên nhân dẫn đến những trận co bóp tử cung và dạ dày bất thường ở mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như: tử cung có sẹo, tử cung ngả sau, nạo phá thai nhiều lần.
Những loại rau quen thuộc tưởng như vô hại nhưng thực tế lại mang đến những nguy hiểm khôn lường cho các mẹ bầu. Để đảm bảo 1 thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý ăn uống, loại bỏ những loại rau kể trên ra khỏi thực đơn để tránh xảy ra những việc đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm nhiều kiến thức để chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->