An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Phat-minh-khoa-hoc. Show all posts
Showing posts with label Phat-minh-khoa-hoc. Show all posts
Nhà phát minh Thomas Edison từng đưa ra giả thuyết về thế giới linh hồn và công bố ý tưởng điện thoại trò chuyện với hồn ma.
Cuối những năm 1920, không lâu trước khi Thomas Edison qua đời, ông cùng các nhà khoa học tập trung trong một phòng thí nghiệm bí mật để ghi lại giọng nói và sự hiện diện của người chết. Họ dùng loa, máy phát và các dụng cụ thí nghiệm khác, theo tạp chí Modern Mechanix số ra tháng 10/1933.
Nhà phát minh Thomas Edison cho rằng có thể trò chuyện với hồn ma qua điện thoại.
Nhà phát minh Thomas Edison cho rằng có thể trò chuyện với hồn ma qua điện thoại. (Ảnh: Aether Force).
Bài báo miêu tả cỗ máy của Edison, với chùm sáng nhỏ phát ra từ một ngọn đèn mạnh, có thể dò được những hạt vật chất nhỏ nhất. Các hạt này sẽ chứng minh cho sự tồn tại của phần vật chất trong linh hồn người lưu lại sau khi mất. Không may, sau nhiều giờ căng thẳng theo dõi các thiết bị tinh vi, nhóm nhà khoa học không phát hiện điều gì bất thường.
Dù chưa có bằng chứng xác thực cho sự kiện mà bài báo miêu tả, chuyện Edison quan tâm đến việc dùng công nghệ trò chuyện với người chết là sự thật. Năm 1920, nhà phát minh thiên tài này gây chấn động khi tuyên bố trên tạp chíAmerican rằng mình "đang chế tạo một thiết bị để xem những người đã rời bỏ thế giới có thể giao tiếp với chúng ta không".
Thomas Edison, người sở hữu 1.093 bằng sáng chế tại Mỹ, nhấn mạnh, phát minh mới không dựa trên bất cứ phương thức thần kỳ, huyền bí hay kỳ quặc nào như những nhà tâm linh mà sử dụng các phương pháp khoa học. "Tôi đang chế tạo một thiết bị như thế, và tôi hy vọng sẽ hoàn thành trước khi tốn quá nhiều thời gian", ông nói thêm.
Thomas Edison làm việc trong phòng thí nghiệm.
Thomas Edison làm việc trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Library of Congress).
Ý tưởng của Edison được gọi là "điện thoại hồn ma" và gây ra một cơn bão truyền thông thời đó. Nhiều nhà sử học từng cho rằng phát minh này chỉ là lời nói đùa vì người ta không tìm thấy bất cứ bản thiết kế hay mẫu thử nghiệm nào của chiếc điện thoại.
Tuy nhiên, năm 2015, nhà báo Philippe Baudouin tìm được một bản nhật ký hiếm của Edison trong cửa hàng đồ cũ ở Pháp cho thấy, ông thật sự nghiên cứu ý tưởng của mình. Trong cuốn nhật ký mới phát hiện, có thêm một chương bị thiếu so với phiên bản được công bố trước đó. Chương này nói về giả thuyết của Edison về thế giới linh hồn và cách liên lạc với thế giới đó.
Một nhà khoa học lỗi lạc và ảnh hưởng lớn đến công nghệ hiện đại tìm cách liên lạc với hồn ma có thể là chuyện không tưởng với công chúng thời nay. Nhưng khi Edison nói về ý tưởng này năm 1920, những người duy linh lại tích cực đón nhận, một số thậm chí khẳng định mình có thể sử dụng tín hiệu điện tử trong điện thoại thường để hiểu các hồn ma.
Với nhiều người, điện thoại hồn ma cũng tương tự các công nghệ như điện báo hay máy bay, từng bị coi là bất khả thi cho đến khi các nhà phát minh chứng minh điều ngược lại. Thế giới cũng hết sức kinh ngạc khi Edison lần đầu ra mắt máy quay đĩa năm 1877. Họ cảm thấy chiếc máy đã biến giấc mơ bất tử từ thời xa xưa thành sự thật, Baudouin miêu tả.
Thời điểm đó, giao tiếp với hồn ma nghe cũng không tưởng như sản xuất và sử dụng điện vậy. Nhiều ý tưởng kỳ lạ tương tự cũng ra đời trong giai đoạn này. Thomas Watson, trợ lý của nhà phát minh điện thoại Alexander Graham Bell, từng nảy ra ý tưởng về điện thoại hồn ma. Bell và chuyên gia về tai Clarence J. Blake thì phát minh "máy ghi chấn động âm tai", ghi lại âm thanh qua một thiết bị gắn với tai người chết.
Minh họa máy ghi chấn động âm tai của Alexander Graham Bell và Clarence J. Blake.
Minh họa máy ghi chấn động âm tai của Alexander Graham Bell và Clarence J. Blake. (Ảnh: Atlas Obscura).
Các nhà khoa học nghiên cứu điện có thể là những người đầu tiên đánh giá thiết bị của Edison, ông nói với tạp chí American. "Nó sẽ gây ra chấn động lớn nếu thành công", ông nhận định. Nhưng nếu thất bại, Edison bổ sung, thì niềm tin về thế giới tâm linh sẽ suy yếu đi rất nhiều.
Edison tin rằng sự sống không thể bị hủy diệt. Ông giả thuyết, linh hồn cũng giống như cơ thể con người, có dạng vật chất gồm những thực thể siêu nhỏ, tương tự khái niệm nguyên tử ngày nay. Ông cho rằng những thực thể này tồn tại sau khi người ta chết đi. Đó là phần còn lại của linh hồn gồm những ký ức và suy nghĩ tách rời.
Nếu các hạt nhỏ này tồn tại, chúng có thể tập hợp lại trong không trung. Chúng có thể được khuếch đại nhờ thiết bị của ông, giống như cách khuếch đại âm thanh và thu vào máy quay đĩa.
Edison đã viết ra các kế hoạch và giả thuyết cho thiết bị này, dù người ta vẫn chưa xác định được ông có thực sự chế tạo và thử nghiệm nó không, theo Baudouin. Ông chưa đặt tên cho cỗ máy mà chỉ gọi đó là một chiếc van cực kỳ nhạy cảm với các rung động.
Thomas Edison đưa ra giả thuyết rằng linh hồn gồm các hạt vật chất siêu nhỏ.
Thomas Edison đưa ra giả thuyết rằng linh hồn gồm các hạt vật chất siêu nhỏ. (Ảnh: Atlas Obscura).
Một số tạp chí đăng hình ảnh phác họa chiếc điện thoại hồn ma của Edison với các bộ phận giống máy quay đĩa, trong đó có một chiếc loa ống chứa điện cực. Chiếc loa được gắn với một hộp gỗ chứa micro để thu nhận những rung động của các thực thể siêu nhỏ.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí American, Edison phê phán một số phương pháp tâm linh huyền bí thiếu tính khoa học. Một số người cho phép bản thân bị thôi miên trong suy nghĩ rằng những tưởng tượng của họ là thật, ông nhận xét.
Sau khi Edison qua đời năm 1931, những người ôm hy vọng trò chuyện với hồn ma tìm kiếm các bản thiết kế để chế tạo và thử nghiệm chiếc điện thoại, hoặc ít nhất là làm một thiết bị gần giống. Năm 1941, các nhà nghiên cứu cố gắng tái tạo điện thoại hồn ma và gọi cho Edison vì họ tin rằng mình được hồn ma của Edison chỉ dẫn qua một nhà tâm linh.
Ngày nay, con người vẫn muốn sử dụng công nghệ để dò tìm và giao tiếp với các hồn ma, dù những thiết bị được ưa chuộng không phải điện thoại mà là máy ghi hiện tượng âm thanh điện tử (EVP) và máy địa âm.
Một số người săn hồn ma còn cài đặt các ứng dụng dò tìm biến điện thoại thông minh thành điện thoại hồn ma di động. Năm 2002, Frank Sumption khẳng định hồn ma có thể nói nhờ một loại đài đặc biệt gọi là Chiếc hộp Frank. Các hồn ma sẽ điều chỉnh tần số để tạo nên từ ngữ từ thế giới bên kia.
Khoa học chưa thể chứng minh tính chính xác trong giả thuyết của Edison về các thực thể vật chất của linh hồn hay việc trò chuyện với người đã khuất qua điện thoại, nhưng ý tưởng của nhà phát minh lỗi lạc này vẫn đang tiếp tục được kế thừa và nghiên cứu.

Theo VnExpress



Vũ khí viba năng lượng cao đã cho thấy mức độ hủy diệt ghê gớm. Vũ khí xung điện từ được truyền đi với vận tốc ánh sáng dễ dàng “nướng chín” các chíp điện tử.

Từ nhiều năm nay, quân đội Mỹ đã phát triển những vũ khí thế hệ mới và hiện đã đạt được một số bước tiến đầy ấn tượng, Theo hãng tin Nga, thành tựu mới nhất của quân đội Mỹ chính là vũ khí xung điện từ có thể làm sập mạng điện, các thiết bị điện tử mà không gây hại xung quanh.
EMP là viết tắt của xung điện từ, hiện tượng có thể tồn tại trong tự nhiên, khi năng lượng điện từ bùng nổ trong thời gian ngắn có thể gây quá tải và làm sập các mạnh điện.
Bom xung điện từ (viết tắt theo tiếng Anh là EMP) là loại vũ khí năng lượng trực tiếp dựa trên ứng dụng bức xạ điện từ. Loại vũ khí này được thiết kế để phá hủy các cơ sở vật chất có sử dụng điện và điện tử ở một mục tiêu nhất định. Hầu hết các thiết bị ngày nay đều sử dụng điện.
Hầu hết các thiết bị điện và điện tử như máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, xe hơi, điện thoại... sẽ bị vô hiệu hóa nếu bị bom EMP tác động.
Cấu tạo của vũ khí xung điện bao gồm một khối hình trụ làm bằng thép chịu lực (còn gọi là phần lõi). Bên trong lõi này chứa đầy chất nổ mạnh. Bao bọc bên ngoài lõi là các cuộn dây kim loại. Một bộ tụ điện được kết nối với các cuộn dây để tạo ra dòng điện chạy qua phần lõi.
Vũ khí xung điện từ của Mỹ có uy lực khủng khiếp như thế nào? - Ảnh 1.
Vũ khí xung điện từ của Mỹ có uy lực khủng khiếp
Nguyên tắc hoạt động của bom EMP là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn làm nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến.
Vũ khí viba còn được dùng để gây ra những tác động tới các chủ thể sinh học. Bom xung điện EMP năng lượng thấp được dùng trong việc chống biểu tình, bạo động. Khi hoạt động, các chùm sóng viba năng lượng thấp sẽ gây ngứa ngáy khó chịu buộc đám đông giải tán.
Vũ khí viba năng lượng cao đã cho thấy mức độ hủy diệt ghê gớm. Sóng viba được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và "nướng chín" các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc.
Các hệ thống điện tử vốn là "tai mắt" của các hệ thống vũ khí hiện đại. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa. Các loại vũ khí không dùng điện như súng máy hay pháo phòng không có thể vẫn hoạt động nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ bị suy giảm do các hệ thống chỉ thị mục tiêu không hoạt động.
Nguồn: khampha
Năm 1911, lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện ra vật chất dẫn điện với tính năng hoàn toàn không có điện trở, gọi đó là chất siêu dẫn. Thời sơ khai này, người ra mới biết một đặc tính của chất siêu dẫn, đó là: nếu tuyển một dòng điện vào một mạch làm bằng chất liệu siêu dẫn thì dòng điện sẽ chạy trong đó mãi mà không suy giảm, vì nó không gặp một trở kháng nào trên đường đi, nghĩa là năng lượng điện không bị tiêu hao trong quá trình chuyển tải điện từ nơi này sang nơi khác.
Đây được coi như một dạng chuyển động vĩnh cửu trong điện năng. Đặc tính trên, được gọi là: Đặc tính riêng thứ nhất của chất siêu dẫn.
Tính dẫn điện nghĩa là các điện tử tách ra khỏi nguyên tử của chúng và di chuyển trong cấu trúc tinh thể chất dẫn điện (đồng, nhôm, sắt v.v...), khi điện tử va chạm phải nguyên tử trên đường đi trong chất dẫn điện thì sinh ra điện trở làm tổn thất điện năng. Sự tổn thất ấy lên tới 15% và 20%. Như vậy, nếu ứng dụng chất siêu dẫn vào chuyển tải điện năng từ nhà máy điện đến người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho xã hội.
Nhưng trở ngại là chất siêu dẫn chỉ xuất hiện khi ở nhiệt độ rất thấp, chỉ một vài độ trên không độ tuyệt đối (0 độ K, tức âm 273 độ C); cụ thể, nhiệt độ mà người ta đã ghi lại được ở chất siêu dẫn nêu trên là 23 độ K và phải dùng khí Helium hoá lỏng để làm lạnh, đó là một chất phức tạp và đắt tiền, đòi hỏi phải tìm ra những chất siêu dẫn mới, thích hợp, khắc phục nhược điểm trên.
American Physical Society
Hội Vật lý Mỹ (American Physical Society(Ảnh: lci.ken)
- Đến tháng 1/1986 tại Zurich, hai nhà khoa học Alex Muller và Georg Bednorz tình cờ phát hiện ra một chất gốm mà các yếu tố cấu thành là: Lantan, Đồng, Bari, Oxit kim loại. Chất gốm này trở nên siêu dẫn ở nhiệt độ 35 độ K.
Một thời gian ngắn sau, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện ra những chất gốm tạo thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ tới 98 độ K. Điều quan trọng là chúng làm lạnh bằng Nitơ hoá lỏng. Đó là một thứ rẻ tiền và dễ thao tác hơn so với Helium lỏng. Người ta gọi đó là những chất siêu dẫn mới. Kết quả này kích thích các nhà khoa học đua nhau đi tìm chất gốm có đặc tính siêu dẫn ở nhiệt độ K ngày càng cao để mang lại sự thuận tiện và đỡ tốn kém khi ứng dụng siêu dẫn vào đời sống...
- Năm 1987, Hội Vật lý Mỹ (American Physical Society) mở Hội nghị khoa học tại New York với sự hiện diện của nhiều nhà vật lý nổi tiếng Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta trao đổi đến những nét mới của siêu dẫn mà một trong số đó là hiện tượng những đĩa "gốm treo" lơ lửng trên các nam châm, người ta gọi đó là "hiệu ứng Meissner". Hiệu ứng này ngăn cản từ trường thâm nhập vào bề mặt chất siêu dẫn, vì thế, làm cho đĩa gốm tự nâng lên và lơ lửng trên các nam châm; nhưng nếu là một từ trường mạnh thì vẫn có thế thắng được sức đẩy, khi đó nó phá huỷ đặc tính siêu dẫn của vật liệu. Như vậy, những chất gốm siêu dẫn tỏ ra dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh. Đồng thời, nguyên lý Magnetic Levitation (maglev) cũng được đề cập đến, nguyên lý này dựa vào từ trường do các tấm nam châm siêu dẫn sinh ra khi duy trì được nhiệt độ rất thấp. Ở nhiệt độ ấy, mọi trở kháng không còn nam châm trở thành siêu dẫn và tạo ra từ trường cực mạnh.
Thí nghiệm nguyên lý Magnetic Levitation
Thí nghiệm nguyên lý Magnetic Levitation
(Ảnh: replogle-globes)
Từ kết quả trên cùng với những nghiên cứu khác, người ta kết luận: Những chất siêu dẫn nhiệt độ thấp có thể tạo ra những từ trường rất mạnh và gọi chung đó là đặc tính riêng thứ hai của siêu dẫn. Mọi chất siêu dẫn đều làm ra từ trường; mặt khác, dòng điện chạy trong chất siêu dẫn lại không gặp phải một kháng trở nào, do đó từ trường siêu dẫn sản sinh ra rất mạnh. Nhờ đó mà ngay nay, con người có thể tạo ra từ trường nhân tạo mạnh gấp tới 200 ngàn lần so với từ trường của Trái đất.
- Cũng tại hội nghị khoa học này, các nhà khoa học còn thảo luận tới phát minh mới về chất siêu lỏng (nó cũng hoạt động ở nhiệt độ rất thấp, tới giới hạn tối đa của độ âm) và nó không có độ bám dính, nghĩa là không có ma sát, nếu tác động quay tròn, chúng sẽ không dừng lại. Đây cũng được coi như dạng một chuyển động vĩnh cửu trong chất lỏng. Từ những trình bầy trên, ta có thể định nghĩa: Chất siêu dẫn là những chất tồn tại ở nhiệt độ cực thấp, khi dòng điện chạy qua không có kháng trở. Cả hai thứ: siêu dẫn và siêu lỏng đều là những lĩnh vực hấp dẫn của vật lý đương đại, từ đây, người ta nhanh chóng nhận ra tiềm năng to lớn của chúng. Cũng phải nói thêm rằng, những năm về trước, người ta biết đến chất gốm siêu dẫn là một hỗn hợp cấu thành từ các kim loại, hợp kim, oxit kim loại như đồng (Cu), niobium (Nb)... trong tương lai, chắc chắn còn tìm ra nhiều chất gốm siêu dẫn ưu việt khác nữa và nhiệt độ cấu thành lên nó ngày một cao.
Cho đến nay, nhiệt độ cao nhất có thể đạt được với một chất gốm siêu dẫn mới là 125 độ K. Nhưng thực tế cho thấy, những chất gốm được tạo thành siêu dẫn ở nhiệt độ độ cao hơn 100 độ K lại tỏ ra không được ổn định vì nó nhanh chóng mất đi tính siêu dẫn. Đây là một trong những trở ngại lớn trên con đường chinh phục siêu dẫn. Sự phá huỷ đặc tính siêu dẫn khi ảnh hưởng bởi từ trường mạnh được giải thích như sau: Đó là do "vòng xoáy từ" (tức là những đường từ tính chuyển động bên trong chất liệu, như những xoáy nước đi trong dòng nước), những xoáy này di chuyển, tạo ra những điện trường ngăn chặn dòng điện di chuyển tự do, vì thế sinh ra mất tính siêu dẫn của vật liệu.
- Ngoài những trở ngại như: chất siêu dẫn chỉ xuất hiện ở nhiệt độ thấp, và chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao hơn 100 độ K lại không ổn định; một trở ngại khác nữa đòi hỏi phải sớm vượt qua, đó là, chất siêu dẫn được làm nên dưới dạng một loại bột, có thể nén lại thành một chất rắn nhưng rất giòn. Để dễ ứng dụng, ta cần biến nó dưới dạng "một sợi dây", nhưng tính giòn làm cản trở cho ý đồ kỹ thuật này. Tuy nhiên, dựa vào công nghệ làm vi mạch, người ta bắt chước cách làm đó và tiến hành như sau: Phun chất bột này thành một lớp mỏng lên nền một chất liệu khác gọi là đế (tức là rải những yếu tố cấu thành gốm lên cái đế). Nhờ đó có thể tạo ra thành "dạng giây" và có thể uốn lượn đường dây theo ý muốn trên mặt phẳng. Tuy nhiên, không được bẻ cong vì dễ tạo ra sự đoản mạch.
- Từ đặc tính riêng thứ hai của siêu dẫn đã mở ra nhiều hướng ứng dụng và các nhà công nghiệp tỏ ra hào hứng nhẩy vào cuộc săn tìm công nghiệp mới từ siêu dẫn. Họ hướng vào một số lĩnh vực ứng dụng chính sau:
+ Dựa vào "nam châm siêu dẫn", người Nhật và người Đức thiết kế ra các đoàn tầu chạy trên đệm từ. Người Nhật đã thử nghiệm với khoảng 3 - 4 công nghệ tầu chạy trên đệm từ khác nhau, lấy tên là Maglev dựa theo: thực hiện phép nâng điện - động lực học bằng cách tạo ra 2 từ trường đối nhau giữa các nam châm siêu dẫn đặt trên con tầu và những cuộn dây lắp trong đường ray hình chữ U bằng bê tông.
Một con tàu của Nhật ứng dụng hệ thống Speed Surface transport - HSST
High Một con tàu của Nhật ứng dụng hệ thống Speed Surface transport - HSST(Ảnh: bobbea)
Sau đây là một hình mẫu nhiều triển vọng nhất đã thử nghiệm đến lần thứ ba, có thông số kỹ thuật: tầu chạy từ Tokyo đến Osaka cách nhau khoảng 500km, mục tiêu chở 100 khách chạy trong một giờ. Từ trường do nam châm siêu dẫn tạo ra cực mạnh đủ để nâng con tầu lên 10 cm khỏi đường ray. Đường ray có mặt cắt hình chữ U, trên nó có lắp 3 cuộn dây từ, được cung cấp điện bởi các trạm nguồn đặt dưới đất dọc đường tầu. Nam châm siêu dẫn đặt trên tầu và đặt trong những bình chứa Helium đã hoá lỏng, tạo ra nhiệt độ thấp là 269 độ dưới không độ, khi có dòng điện đi qua, sinh ra một từ trường khoảng 4,23 tesla nâng tầu bổng lên trong khung đường ray chữ U.
Nhờ lực hút và lực đẩy xen kẽ giữa hai cực Nam - Bắc của cuộn giây và nam châm, con tầu cứ thế tiến lên phía trước. Điều khiển tốc độ nhờ điều chỉnh biến đổi tần số dòng điện trong cuộn dây từ 0 đến 50 Hz và điều chỉnh tốc độ từ xa tại trung tâm điều khiển. Để hãm tầu, người ta làm cách hãm như trên máy bay. Người Nhật đã phải vừa sản xuất vừa thử nghiệm trong 7 năm với kinh phí trên 3 tỷ USD. Hệ thống trên đôi khi còn được gọi là hệ thống "Vận tải trên bộ tốc độ cao" (High Speed Surface transport - HSST).
+ Theo hướng công nghệ HSST này, người Đức chế tạo ra tầu "Transrapid" chạy trên đệm từ và cũng theo nguyên lý phát minh từ những năm 1960 theo công nghệ hơi khác người Nhật đôi chút, đó là phương pháp nâng điện từ nhờ tác động của những thanh nam châm đặt trên tàu, với những nam châm vô kháng chạy bên dưới và hai bên đường tầu hình chữ T. Ước vận tốc đạt 450 km/giờ chạy trên đường Berlin tới Hambourg, kinh phí khoảng 6 tỷ USD. Ngoài ra, người Pháp cũng đã và đang quan tâm đến vấn đề vận tải siêu tốc trên bộ bằng siêu dẫn.
Nhà khoa học Alexei Abrikosov
Nhà khoa học Alexei Abrikosov (Ảnh: hindu)
+ Một ứng dụng quan trọng khác nữa là, có thể tạo ra được máy gia tốc mạnh để nghiên cứu đặc tính gốc của nguyên tử. Người ta dùng những nam châm cực mạnh để bẻ cong các chùm hạt, làm cho chúng chạy theo đường tròn để chúng va đập vào nhau, qua đó nghiên cứu những "mảnh" sinh ra do những va đập mạnh đó; người ta gọi đó là "siêu va đập siêu dẫn", dựa theo nguyên tắc này, các nhà khoa học Mỹ đang tiến hành xây dựng một "máy gia tốc cực mạnh" trong đường hầm dài 88 km ở bang Texec để nghiên cứu các hạt cơ bản của vật chất.
Đặc tính thứ ba của chất siêu dẫn là: Nếu hai chất siêu dẫn được đặt gần nhau (nhưng không chạm nhau) thì các điện tử có thể nhảy qua như thể hai chất dẫn điện ấy tiếp xúc với nhau. Chỗ mà dòng điện nhẩy qua, người ta gọi là "khớp nối Josephson". Nhưng dòng điện chạy qua khớp nối ấy rất nhậy cảm với những biến đổi của điện trường và từ trường bên ngoài. Điều này giúp cho các nhà khoa học nẩy ra ý tưởng:
+ Có thể ứng dụng để sản sinh ra máy đo điện trường hết sức chính xác.
+ Một ứng dụng quan trọng nữa từ đặc tính thứ ba này của chất siêu dẫn là có thể làm ra "cái ngắt mạch điện từ" giống như một tranzito. Cùng với đặc tính thứ nhất là dẫn điện mà không có thể làm ra được máy tính được nối với nhau bằng "giây siêu dẫn", nhờ đó sẽ làm nên được "máy tính điện tử siêu tốc" thế hệ mới phục vụ cho nghiên cứu không gian.
Nhà khoa học Vitaly Ginzburg
Nhà khoa học Vitaly Ginzburg
(Ảnh: derstandard)
+ Ngoài ra, có thể ứng dụng khớp nối Josephson để sản xuất ra thiết bị y tế nhằm nghiên cứu những điện trường sinh học cực nhỏ do hoạt động của não người sinh ra, giúp cho việc chẩn đoán bệnh về não. Hoặc nhờ siêu nam châm, có thể chế tạo ra các máy quét MRI dùng trong y học (quét ảnh bằng cách đo tiếng dội lại của âm thanh) để khám các mô trong cơ thể người.
+ Cùng với những điều đã nói ở trên, người ta còn hy vọng những thành quả của siêu dẫn có thể áp dụng để tạo ra những thiết bị quan sát vì sao, hành tinh, hoặc bề mặt trái đất và giúp giải thích cơ chế của một số vật thể lạ trong vũ trụ, như những vì sao Neutron, những vật thể siêu rắn sót lại của những ngôi sao phát nổ trước khi tắt mà người ta nghĩ là có đặc tính xoay vòng tương tự với chất siêu dẫn lỏng...
- Gần đây, các nhà khoa học Alexei Abrikosov, Vitaly Ginzburg (Người Nga) và Anthony Leggett (người Mỹ gốc Anh) đã đóng góp nhiều vào lĩnh vực lý thuyết siêu dẫn và mở ra nhiều hướng ứng dụng với công nghệ cao trong các lĩnh vực máy tính, truyền tải điện năng siêu hiệu quả... Những thành quả của họ được đánh giá là chất siêu dẫn thế hệ 2 và ba nhà khoa học đã được nhận giải Nobel về vạt lý vào năm 2003. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, người ta vẫn chưa thể giải thích được thoả đáng chất siêu dẫn thực tế hoạt động như thế nào?
Nhà khoa học Anthony Leggett
Nhà khoa học Anthony Leggett
(Ảnh: perimeterinstitute)
mặc dù những hiện tượng vật lý của nó đã được biết đến không phải ít.
- Nói về vật liệu siêu dẫn mới, ta không thể không đề cập tới thành công mới đây của người Nhật, đó là, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Aoyama - Gakin ở Tokyo đã tìm ra vật liệu siêu dẫn từ phi kim loại như Magie (Mg), hoặc Bo (B)... Điều làm cho nó trở nên rẻ tiền nữa là chất siêu dẫn trên chỉ làm việc ở nhiệt độ - 133 độ C. Nghĩa là còn ưu việt hơn cả Keramik của người Mỹ. Thành công này rất đáng trân trọng, bởi nó mở ra tìm chất bán dẫn từ phi kim loại là những vật liệu rẻ tiền, mà nhiệt độ để tạo thành chất siêu dẫn có thể chấp nhận được.
- Ở nước ta, nghiên cứu về siêu dẫn cũng đã được các nhà khoa học của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện trong khoảng gần hai chục năm qua (tác giả bài viết này 15 năm trước đây đã đến thăm phòng thí nghiệm trên). Các nhà khoa học của chúng ta làm lạnh bằng Nitơ lỏng và đã tạo ra được một số vật liệu siêu dẫn thuộc loại rẻ tiền. Tuy nhiên, do chưa có thị trường, hay đúng hơn là tiềm năng tài chính của đất nước còn hạn hẹp, nên lĩnh vực công nghệ cao này của ta chưa thể tiến xa được. Cũng tại Trường này, hướng "công nghệ nano" một lĩnh vực rất mới và đầy tương lai cũng được bắt nhịp rất sớm với thời đại. Những kinh phí vẫn là rào cản lớn nhất để phát triển những lĩnh vực đó. Hy vọng trở ngại này sớm được tháo gỡ.
Theo TCCN, Khoa học-Công nghệ-Môi trường

Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp. Bên cạnh tên gọi thông thường, tia X còn được biết với tên tia Rơnghen, theo tên người phát hiện ra nó.

Tia X được phát hiện như thế nào?

Từ rất lâu tia X đã được dùng để phát hiện các vấn đề về xương, răng và cơ quan nội tạng trong cơ thể người, cũng như những khiếm khuyết kỹ thuật trong các ngành công nghiệp, hay thậm chí dùng để kiểm tra hành lý ở sân bay. Mặc dù có rất nhiều ứng dụng như vậy, nhưng việc phát hiện ra tia X lại chỉ là một sự vô tình. Cộng đồng khoa học và y khoa thế giới sẽ mãi mang ơn khám phá tình cờ của nhà vật lý người Đức, Wilhelm Conrad Röntgen (ở Việt Nam thường được gọi là Rơnghen) vào ngày 8/11/1895.
Tia X - Phát minh vĩ đại của thế kỷ 19
Nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen (1845-1923)
Trong khi đang tiến hành thí nghiệm với dòng điện chạy qua ống tia ca-tốt bằng thủy tinh, Röntgen đã phát hiện ra một mảnh barium platinocyanide (BaPt(CN)4)vẫn phát sáng mặc dù ống ca-tốt đã được bọc bằng bìa cứng và nằm ở tận đầu kia của căn phòng. Ông đã đưa ra giả thuyết rằng phải có một loại bức xạ nào đó đang chiếu ngang qua phòng. Khi đó Röntgen đã không hiểu được hoàn toàn phát hiện của mình, vì vậy ông đặt tên cho loại tia đó là tia X – một ẩn số chưa được giải đáp của tự nhiên.
Để kiểm chứng giả thuyết mới của mình, Röntgen đã nhờ vợ mình làm mẫu cho bức ảnh chụp bằng tia X đầu tiên – hình ảnh về xương bàn tay và chiếc nhẫn cưới của bà mà về sau được biết đến là bức röntgenogram đầu tiên. Ông đã phát hiện ra rằng khi đặt trong bóng tối hoàn toàn, tia X sẽ đi xuyên qua các vật thể có mật độ vật chất khác nhau, từ đó dựng lại khá rõ các cơ bắp và thớ thịt trên bàn tay của vợ ông. Những đoạn xương và chiếc nhẫn dày hơn thì sẽ để lại những bóng đen trên một tấm phim đặc biệt được bao phủ chất barium platinocyanide. Cũng từ đó cái tên tia X gắn liền với loại tia mới này, mặc dù đôi khi nó còn được gọi là tia Röntgenở các nước nói tiếng Đức (và ở cả Việt Nam).
Tia X - Phát minh vĩ đại của thế kỷ 19
Khám phá của Röntgen đã thu hút được nhiều sự chú ý tới từ cộng đồng khoa học và dư luận. Vào tháng 1/1896, ông đã tiến hành bài giảng công khai đầu tiên về tia X, đồng thời trình diễn khả năng chụp hình các khớp xương ẩn sau các thớ thịt của loại tia này. Một vài tuần sau ở Canada, một chùm tia X đã được sử dụng để tìm một viên đạn mắc trong chân của một bệnh nhân.
Những giải thưởng danh tiếng đến với Röntgen ngay sau đó. Huy chương, bằng danh dự, những đường phố được đặt tên ông... Đỉnh cao của sự công nhận mà thế giới dành cho ông là giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1901. Dù vậy Röntgen vẫn quyết định không lấy bằng sáng chế cho phát hiện của mình, vì ông cảm thấy những tiến bộ khoa học thuộc về toàn nhân loại và không nên được dùng cho mục đích kiếm lời.
Theo Vneview

Thiết bị siêu âm mới có khả năng kết nối trực tiếp với smartphone và người dùng có thể dễ dàng quan sát hình ảnh siêu âm ngay trên màn hình điện thoại.
Công nghệ đã tiến bộ vượt bậc, vì vậy chúng ta có thể “hô biến” những bài kiểm tra đồ sộ trong phòng thí nghiệm vào các vi mạch. Và thậm chí bây giờ, chúng ta có thể thực hiện siêu âm chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

Trí tuệ nhân tạo và trí thông minh con người

Năm 2011, kỹ sư doanh nghiệp Jonathan Rothberg đột nhiên trở nên nổi tiếng và giàu có sau khi ông trình làng bộ sắp xếp dãy DNA đầu tiên trên thế giới trong một con chip. Nó được gọi là Ion Torrent. Những năm sau đó, Rothberg thành lập và dẫn dắt một công ty khởi nghiệp có tên gọi là Butterfly Network, và phát triển một thiết bị mới được đặt tên là iQ.
iQ được trang bị trí tuệ nhân tạo cho phép thực hiện những cuộc siêu âm vốn dĩ trước đây chỉ được thực hiện trong bệnh viện với máy móc phức tạp, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.
Bạn không cần phải là một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm mới có thể sử dụng iQ. Đơn giản, chỉ cần gắn với giắc cắm Lighting của Iphone, và thuật toán học máy của nó giúp người dùng phát hiện những gì họ đang tìm kiếm.
IQ cũng tiến hành một cuộc cách mạng để thay thế công nghệ siêu âm cũ kĩ đã tồn tại hơn 40 năm nay. Đầu dò của thiết bị nhỏ gọn này sử dụng công nghệ băng thông siêu rộng, cho phép hiển thị hình ảnh siêu âm với độ phân giải cao.
Điểm đặc biệt nhất là thiết bị này có khả năng kết nối trực tiếp với smartphone.Người dùng có thể dễ dàng quan sát hình ảnh siêu âm ngay trên màn hình điện thoại. Với thiết kế vô cùng nhỏ gọn, chúng ta có thể mang theo và sử dụng máy siêu âm này ở bất cứ nơi đâu.

Công cụ chẩn đoán cơ bản

Nhiều người cho rằng việc siêu âm chỉ dành cho phụ nữ mang thai, vì nó là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi. Vậy thì tại sao chúng ta lại cần một phương pháp siêu âm bỏ túi? Trong thực tế, siêu âm không chỉ để dùng cho sản phụ. Ngoài việc kiểm tra bào thai, siêu âm là một công cụ hình ảnh hiệu quả để kiểm tra các cơ quan nội tạng trong cơ thể người.
Siêu âm tại nhà với iQ.
Siêu âm tại nhà với iQ. (Ảnh: Butterfly Network).
Tất nhiên, những hình ảnh mà nó tạo ra không rõ ràng như những bức ảnh chụp từ máy chụp ảnh cường độ cao như MRI hoặc chụp CT. Tuy nhiên, phương pháp bỏ túi này có thể hữu ích, đặc biệt nó không yêu cầu bạn phải đến bệnh viện để thực hiện siêu âm.
Theo trang web chính thức của Butterly Network thì họ đã nhận được sự cho phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để sử dụng iQ trong chẩn đoán hình ảnh của 13 ứng dụng lâm sàng. Bao gồm: quét tim cho người lớn và trẻ em, khám thai, xét nghiệm cơ xương và thậm chí là kiểm tra bàng quang.
Thiết bị mới này sẽ giúp giảm đáng kể những thủ tục khám chữa bệnh vốn dĩ trước đây là mảnh đất độc quyền của bác sĩ và kỹ thuật viên. Ông John Martin – người phụ trách chính bộ phận y tế của Butterfly, cho rằng: Việc mọi người có thể thực hiện siêu âm bằng điện thoại thông minh một cách đơn giản là một bước tiến lớn của con người trong hành trình tự giám sát sức khỏe của chính mình.
"Trước đây nhiệt kế, dải băng đo áp suất máu, và cả máy khử rung tim chỉ được tìm thấy trong bệnh viện”, ông Martin nói với tờ Wires. Ông Martin đã sử dụng iQ để phát hiện ra khối u lớn đang phát triển trong cổ họng của mình và đã có thể loại bỏ nó một cách thành công và nhanh chóng.
Mặc dù, hiện tại iQ mới chỉ được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế có giấy phép, nhưng ông Martin hy vọng rằng nó sẽ sớm đến tay tất cả mọi người.

    "Chúng ta đưa công nghệ thông minh vào tận từng nhà người dân sớm chừng nào, thì những chẩn đoán bệnh chính xác có thể được thực hiện sớm chừng ấy. Thật sự thì phát hiện ra bệnh sớm sẽ giúp chúng ta điều trị bệnh tốt hơn, bản thân tôi chính là một bằng chứng sống cho việc đó”, ông Martin nói.
                                                                                                                             Theo khampha
    Bảo quản đồ ăn tươi ngon tới 27 ngày, hiện đại mà không “hại điện”, đó chính là những lợi ích tuyệt vời mà chiếc “tủ lạnh” đặc biệt được sáng chế bởi một giáo viên người Nigeria mang lại cho cuộc sống của người dân nghèo nơi đây.
    Những sáng chế đơn giản nhưng mang đến hiệu quả đến khó tin, lại không tốn quá nhiều chi phí chính là những thứ mà người dân nghèo vùng nông thôn Châu Phi vẫn luôn “mơ” đến. Ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thiết bị điện cơ bản như chiếc tủ lạnh cũng trở thành thứ vô cùng “xa xỉ” đối với người dân nơi đây do điều kiện địa hình xa xôi hẻo lánh và chi phí cho việc sử dụng điện quá đắt đỏ.
    May mắn đã đến với người dân nghèo Nigeria khi một công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh được sáng chế bởi ông Mohammed Bah Abba, một giáo viên người Nigeria.
    Công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh.
    Công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh.
    Chiếc tủ lạnh “có một không hai” này không cần cắm điện, không tốn nhiều chi phí, thậm chí còn có thể “cầm tay”, mà lại đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thời tiết nóng khô dễ khiến trái cây, rau quả và các thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng, ôi thiu khi bảo quản được đồ ăn tới gần một tháng.
    Mohammed Bah Abba
    Ông Mohammed Bah Abba, người sáng chế ra hệ thống làm lạnh đặc biệt thay đổi cuộc sống người dân nghèo Nigeria.
    Mohammed Bah Abba sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm đồ gốm và đất sét. Là một người con của Nigeria, hiểu rõ được hậu quả của thời tiết khắc nghiệt nắng như thiêu đốt ở châu Phi, cũng như ước mong của người dân nghèo, cuối những năm 90, ông Mohammed đã tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt áp dụng công nghệ làm gốm truyền thống.

    Chiếc "tủ lạnh" này không cần cắm điện, bảo quản được đồ ăn lâu gấp 9 lần điều kiện bình thường.
    Dựa trên ý tưởng cổ xưa của chiếc bình gốm giữ nước lạnh, ông Mohammed đã chế tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt với cơ chế “bình trong bình”. Hai chiếc bình gốm to và nhỏ được lồng vào nhau, trong chiếc bình to hay khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để lưu trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.
    Cấu tạo của chiếc
    Cấu tạo của chiếc "tủ lạnh" gồm hai chiếc bình gốm to nhỏ được lồng vào nhau, khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.
    Để hai chiếc bình hoạt động hiệu quả như một chiếc tủ lạnh, cần phải đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đó nước trong cát đã được đổ vào từ ban đầu sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.
    Nước trong cát ướt sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C
    Nước trong cát ướt sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.
    Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed là một minh chứng cho sáng chế “hiện đại nhưng không hại điện” khi có giá rẻ đến giật mình. Chỉ phải bỏ ra 20 đến 90 nghìn đồng (từ 2 đến 4 đô la) cho mỗi chiếc, không hề sử dụng đến điện và có thể bảo quản thực phẩm từ thịt cá, rau củ, cho đến trái cây tới 27 ngày, gấp 9 lần so với 3 ngày ở nhiệt độ bình thường.
    Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed giúp người dân dự trữ thực phẩm tới 27 ngày.
    Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed giúp người dân dự trữ thực phẩm tới 27 ngày.
    Hệ thống “bình trong bình” hiệu quả này thực sự đã thay đổi cuộc sống của người dân nghèo Nigeria, khả năng lưu giữ thực phẩm được lâu và tươi ngon lâu hơn giúp họ bán nông sản cũng được giá cao hơn. Từ khi có những chiếc bình này, người dân nơi đây sẽ không cần ngày nào cũng phải đi chợ mua thực phẩm nữa, vô cùng tiện lợi mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
    Trước khi mất vào năm 2010, ông Abba liên tục cải tiến hệ thống bình trữ lạnh, sau đó ông sử dụng tiền của chính mình thuê các nhà máy địa phương sản xuất hàng loạt 5.000 “tủ lạnh” phân phối cho 5 ngôi làng ở Jigawa và 7.000 chiếc “tủ lạnh” cho người dân địa phương Nigeria.
    Những chiếc tủ lạnh được tạo ra bởi người giáo viên Nigeria này đã giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây
    Những chiếc tủ lạnh được tạo ra bởi người giáo viên Nigeria này đã giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây, giúp họ bán nông sản được giá cao hơn, tiết kiệm nhiều chi phí.
    Cho tới nay những chiếc tủ lạnh “siêu tiết kiệm” này đã được sử dụng rộng rãi tại các vùng nông thôn ở Nigeria, Cameroon, Chad, Eritrea, và Sudan. Năm 2000, Mohammed Bah Abba được trao giải thưởng Rolex Award for Enterprise dành cho các sáng chế xuất sắc được vinh danh. Tạp chí Time đã từng gọi phát minh bình làm lạnh mang tính đột phá của Mohammed là một trong những phát minh vĩ đại của năm.
    Theo khampha

    Xem thêm>>

    Xem thêm>>

    Đóng liên hệ [x]
    hotline0906 18 40 60
    -->