An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Cham-soc-be. Show all posts
Showing posts with label Cham-soc-be. Show all posts

Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai được các bà mẹ truyền tai nhau và chia sẻ rất phổ biến thông qua các mạng xã hội, diễn đàn. Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn bé tập nhai vô cùng quan trọng, bởi lẽ không chỉ tác động đến sự phát triển bình thường của bé, đây còn là giai đoạn quyết định đển tốc độ ăn, thói quen nhai và một số vấn đề khác. Nhằm mang lại những kiến thức bổ ích cho các bà mẹ trong lĩnh vực này, Tạp chí ẩm thực xin chia sẻ một vài mẹo vặt như sau
bi quyet nau cho tre tap nhai 1 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai

Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai?

Trong giai đoạn tập nhai, trẻ đã bắt đầu ăn được các loại thực phẩm đa dạng hơn, chẳng hạn như thịt, cá, rau,… mà không phải xay nhuyễn. Thông thường, khi cho bé ăn dặm, bố mẹ chỉ chế biến các món như cháo, thịt xay, cá xay, thì trong giai đoạn này, cần tăng cường các món ăn kích thích phản xạ nhai và nuốt của chúng
Tùy theo từng món ăn khác nhau mà bố mẹ có thể xử lý theo các phương pháp tương ứng. Dưới đây là cách chế biến cụ thể đối với từng loại thực phẩm mà bố mẹ có thể tham khảo
bi quyet nau cho tre tap nhai 2 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai

Xử lý các loại thịt

Nếu như khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ có thói quen xay nhuyễn thịt bằng máy xay chuyên dùng, thì trong giai đoạn tập phản xạ nhai cho trẻ, chỉ cần băm nhỏ cho dễ ăn, chứ không cần phải xay hoàn toàn. Bố mẹ có thể trộn thêm một ít bột mì vào thịt băm, chiên lên với dầu. Thịt sẽ bở ra và giúp trẻ dễ ăn, dễ nhai hơn
Để thêm phần hấp dẫn, bố mẹ cũng có thể xào thịt với cà chua, tôm băm, ruột bầu, đậu hũ non,… nhưng hãy đảm bảo xắt thật nhỏ các nguyên liệu trước khi chế biến nhé
bi quyet nau cho tre tap nhai 3 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai

Xử lý các món cá

Cá là một thực phẩm quan trọng cho giai đoạn phát triển đầu đời của bé. Tuy nhiên, nếu như chế biến không đúng cách, rất dễ để lại mùi hôi, tanh, thậm chí là khiến cho bé bị hóc xương
Cho nên, trước khi chế biến, bố mẹ cần chú ý làm sạch cá, ướp hành, nước mắm, dầu ăn trong vòng 15 phút, gỡ xương, băm nhuyễn nếu cần. Tùy theo khẩu vị của bé, bố mẹ có thể chế biến thành món cá hấp, cá kho, cá chiên,…
bi quyet nau cho tre tap nhai 4 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai

Chế biến rau và các loại hạt đậu

Trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, các món rau và đậu giàu chất xơ, vitamin là thành phần không thể thiếu. Bạn có thể xắt nhỏ rau và các loại củ như cà rốt, đậu ve, bông cải,… thành các miếng nhỏ cỡ ngón tay, sau đó cho vào hấp hoặc nấu canh. Nên chú ý nấu cho thật nhừ, mềm để trẻ có thể dễ dàng nhai, nuốt
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn các loại đậu đã được hấp chín, ninh nhừ vào cơm để bé ăn
bi quyet nau cho tre tap nhai 5 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai

Cơm chưng và nước mắm

Thực đơn của bé hằng ngày đã quá quen thuộc với món cơm trắng. Vậy tại sao bạn không thử làm món cơm chưng lạ mắt và ngon miệng để kích thích trẻ tập ăn?
Cách làm cơm chưng vô cùng đơn giản. Trước tiên, hãy xào các nguyên liệu thịt, tôm, cá, thêm ít hành, nêm nếm nước mắm, sau đó cho ra bát. Bố mẹ cần lưu ý,  các nguyên liệu này cần được thái nhỏ hoặc băm nhuyễn trước khi chế biến để bé có thể dễ nhai
Tiếp theo, trộn các nguyên liệu nói trên với gạo sống, hấp cách thủy. Sau khi nước sôi, chờ cơm chín, bạn có thể bắt xuống và cho ra dĩa. Chắc hẳn món ăn này sẽ rất thu hút và hấp dẫn trẻ

Những điều cần lưu ý về bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai?

Khi nấu ăn cho trẻ trong giai đoạn này, bố mẹ nên kết hợp đồng thời các bí quyết mà chúng tôi gợi ý ở trên. Như vậy, bữa ăn của bé sẽ trở nên đa dạng, phong phú và giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là thích hợp với mục đích tập nhai trong giai đoạn đầu tiên
Tùy vào mức độ tập nhai của trẻ mà bố mẹ có thể tăng dần kích thước đồ ăn, không cần phải băm quá nhỏ để bé tập phản xạ tốt hơn. Quá trình này có thể diễn ra từ từ, cho nên đòi hỏi chúng ta phải rất kiên nhẫn
bi quyet nau cho tre tap nhai 6 - Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai
Bí quyết nấu ăn cho trẻ tập nhai được cung cấp trong bài viết trên đây chỉ là những mẹo vặt phổ biến và thường xuyên được áp dụng nhất. Bạn đọc có thể tìm hiểu những phương pháp nấu ăn khác phù hợp với đặc điểm của trẻ. Chúc các bạn thành công với những bữa ăn dinh dưỡng, thơm ngon dành cho trẻ tập nhai nhé
 Tôm là thực phẩm cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin A và D, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Xin giới thiệu cách chế biến một số món ăn chế biến từ tôm cho trẻ. Các bạn cùng tham khảo để phong phú thêm thực đơn của bé nhé.
  1. Cháo tôm bông cải phô mai
  2. Cac-mon-chao-tom-giup-tre-ngon-mieng-01
    Cháo tôm bông cải phô mai
Nguyên liệu:
– 1 bát gạo (đong bằng bắt ăn cơm)
– Nước dùng (được nấu từ xương lợn, gà…)
– 150g tôm luộc chín
– 55g súp lơ xanh
– 1 miếng phô mai
– ¼ củ hành tây
Cách làm:
Bước 1: Gạo ngâm trong nước khoảng 1 giờ thì vớt ra để ráo nước
Bước 2: Súp lơ xanh chần qua nồi nước sôi có pha chút muối rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Hành tây thái nhỏ, bông cải xanh thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.
Bước 3: Đun nóng nồi với chút dầu mè, cho hành tây thái nhỏ vào xào thơm thì thêm cho tôm vào xào, nêm 1,2 hạt muối.
Bước 4: Tiếp đến cho gạo vào đảo đều với tôm và hành tây.
Bước 5: Cho nước dùng vào nồi, đun sôi, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa nấu nhừ. Nếu bạn thấy cháo đặc quá thì thêm nước dùng vào. Bạn không nên đậy nắp khi cho gạo vào nồi để tránh tràn.
Bước 6: Khi cháo nhừ, bạn cho tiếp súp lơ xanh vào đun sôi
Bước 7: Đặt miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  1. Cháo nấm tôm
Nguyên liệu:
– 200g nấm
– 400g tôm
– 1/2 bát con gạo tẻ
– 1/4 bát con gạo nếp
–  Muối, rau mùi, hành lá, hành khô, hạt tiêu
Cac-mon-chao-tom-giup-tre-ngon-mieng-02
Cháo nấu tôm vừa ngon vừa dễ làm
Cách làm:
Bước 1:  Sơ chế tôm trước. Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm cho sạch, rửa tôm lại với nước muối pha loãng, lau khô tôm, sau đó giã thô. Ướp vào tôm hành khô thái nhỏ, một thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 20 phút.
Bước 2: Gạo nếp ngâm nước lạnh khoảng 2h rồi vo sạch để ráo, gạo tẻ cũng vo sạch rồi để ráo nước. Đun nóng bếp rồi cho gạo tẻ và gạo nếp vào rang đến khi hạt gạo se lại.
Bước 3: Nấm cắt chân, rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 15ph. Sau đó với ra rổ, để ráo nước.
Bước 4: Cho gạo nếp, gạo tẻ, thêm nước lạnh và một ít muối vào nồi, đun sôi lửa nhỏ đến khi hạt gạo chín mềm.
Bước 5: Đun nóng nồi, thêm dầu ăn, phi hành thơm, cho tôm vào xào chín.
Bước 6: Sau khi gạo đã chín mềm thì cho tôm đã xào vào đun tiếp 15ph, nêm nếm lại gia vị cho món ngon dễ làm vừa ăn. Sau đó cho thêm nấm vào, đun từ 3- 5ph cho nấm chín kỹ.
Bước 7: Tắt bếp, rắc chút rau mùi và hành lá vào nồi cháo, múc ra bát.
  1. Cháo tôm cà rốt
Nguyên liệu:
– 2 lạng tôm tươi
– Nửa chén nhỏ gạo tẻ
– 1 củ cà rốt
– Dầu ăn, gia vị, nước mắm
Cac-mon-chao-tom-giup-tre-ngon-mieng-03
Cháo tôm cà rốt bắt mắt,kích thích vị giác cho trẻ
Cách làm:
Bước 1: Tôm mua về, bạn cắt bỏ đầu, bóc vỏ, bỏ chân rồi rửa sạch. Còn cà rốtnạo hết vỏ, thái nhỏ hình hạt lựu.
Bước 2: Trộn 2 loại gạo với nhau rồi đem vo qua với nước sạch, sau đó cho vào nồi, đổ nước nhiều để nấu. Chú ý, cho nước từ từ thôi để tránh cháo bị loãng quá.
Bước 3: Sau khi nồi cháo sôi, bạn cho cà rốt vào, thêm ít hạt nêm, gia vị rồi đun sôi trở lại, sau đó tắt bếp, đậy vung để nguyên như vậy trong 15 phút. Hết thời gian, bạn lại bật bếp lên đun tiếp khoảng 5-10 phút nữa là được. Làm như thế cháo sẽ nhanh nhừ hơn.
Bước 4: Cuối cùng, bạn cho tôm vào nấu chín thêm 5 phút nữa là được. Trước khi bắc ra, bạn nhớ cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm và dầu ăn vào.
  1. Cháo tôm cải ngồng
Nguyên liệu:
– 150g tôm sú
– 20g gạo dẻo thơm
– 80g cải ngồng
– 1 cây ngò rí
– 1 thìa cà phê hành tím băm, 1/2 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa súp dầu ăn dinh dưỡng
Cac-mon-chao-tom-giup-tre-ngon-mieng-04
Cháo tôm cải ngồng giúp trẻ ăn ngon hơn
Cách làm:
– Tôm sú bóc bỏ hết vỏ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, ướp với hành tím băm và nước mắm.
– Vỏ tôm chế nước vào nấu sôi 20 phút, lọc lại lấy khoảng 500ml nước dùng.
– Cải ngồng nhặt lấy lá non và phần ngồng cải, rửa sạch, xắt nhuyễn. Ngò rí nhặt sạch, thái nhỏ.
– Gạo vo sạch, chế nước dùng vào nấu chín thành cháo, cho cải ngồng và tôm vào đun sôi thêm khoảng 5 phút, tắt bếp.
– Trộn dầu ăn dinh dưỡng và ngò rí vào, cho bé dùng ấm.
Hãy thay đổi thực đơn cho bé để bé hứng thú hơn với khẩu phần ăn hằng ngày, đồng thời tăng cường chất đạm, canxi cho bé. Với những món ăn được biến tấu từ tôm giới thiệu ở trên, hi vọng các bà mẹ sẽ có được những món ăn ngon cho bé mỗi ngày.
Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến cân nặng ít khi chú ý đến chiều cao của con. Tuy nhiên, chiều cao là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của trẻ. Một thực đơn ăn dặm hợp lý sẽ giúp các bé, nhất là những bé thấp còi phát triển đồng đều cả về chiều cao và cân nặng.
tapchi-amthuc.com xin giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin tham khảo về thực đơn cho bé thấp còi giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi như sau:
Ở lứa tuổi này, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-600ml sữa (trong đó có thể bao gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua, tập cho bé ăn phô mai, váng sữa…).
Ngoài ra, bạn cần cho bé ăn 2-3 bữa bột/ngày bao gồm đủ 4 nhóm chất: Chất bột (gạo, đỗ…), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả).
Be-4-6-tuoi-an-gi-de-khong-thap-coi-01
Cho bé ăn 2-3 bữa bột/ngày
Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ. Nếu thiếu chất béo, khả năng hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) của bé sẽ bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
Cuối cùng, bạn nên cho bé ăn  1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả trong ngày.
Bạn cần đảm bảo lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 20-30g chất đạm, 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn và cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm. Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt.
Dưới đây là thực đơn cụ thể trong tuần cho bé 4 -6 tháng tuổi để bạn tham khảo:
Thứ 2 và 4:
6 giờ: Bú mẹ
8 giờ: Bột/ cháo thịt lợn – rau dền
10 giờ: Chuối tiêu: ½ – 1 quả
11 giờ: Bú mẹ ( uống sữa)
Be-4-6-tuoi-an-gi-de-khong-thap-coi-02
Cháo cá – rau cải cho bé thấp còi
14 giờ: Bột/ cháo cua – rau mùng tơi
16 giờ: Nước cam : cam ( 50 – 100g) + 5g đường.
18 giờ: bột/ cháo cá – rau cải
19 giờ: Bú mẹ đến sáng hôm sau.
Thứ 3 và 5:
6 giờ: Bú mẹ
8 giờ: Bột/ cháo thịt gà – rau ngót.
10 giờ: Đu đủ 100 – 200g.
11 giờ: Bú mẹ
Be-4-6-tuoi-an-gi-de-khong-thap-coi-03
Cháo cà rốt bổ dưỡng cho bé
14 giờ: Bột/ cháo sữa – cà rốt
16 giờ: Sữa chua 60 – 80g
18 giờ: Bột/ cháo thịt lợn – rau ngót
19 giờ: Bú mẹ đến sáng hôm sau.
Thứ 6 và CN:
6 giờ: Bú mẹ
8 giờ: Bột/ cháo thịt bò, khoai tây
10 giờ: Nho 100 – 200g
11 giờ: Bú mẹ
14 giờ: Bột/ cháo tôm – bí xanh.
16 giờ: Nước cam : cam ( 50 – 100g) +  g đường.
18 giờ: Bột/ cháo thịt gà – bí đỏ
19 giờ: Bú mẹ đến sáng hôm sau.
Be-4-6-tuoi-an-gi-de-khong-thap-coi-04
Súp cua biển – pho mai thơm ngon
Thứ 7:
6 giờ: Bú mẹ
8 giờ: Bột/ cháo trứng – cà chua.
10 giờ: Xoài 100 – 200g
11 giờ: Bú mẹ
14 giờ: Bột/ cháo lươn – su su
Be-4-6-tuoi-an-gi-de-khong-thap-coi-05
Hoa quả bổ sung vi chất cho bé
16 giờ: Nước cam: cam(50 – 100g) + 5 g đường
18 giờ: Súp cua biển – phomai.
19 giờ: Bú mẹ đến sáng hôm sau.
Hi vọng với thực đơn trên sẽ giúp các bạn, nhất là các bà mẹ đang có con trong độ tuổi 4 – 6 tháng tuổi có một chế độ ăn hợp lý hơn cho con mình để nuôi dưỡng các bé ngày càng khỏe mạnh.
Quả bơ là nguồn chất béo thực vật tốt nhất, thức ăn tốt cho não và cơ thể của trẻ. Trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp trong quả bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ hãy thử dùng một quả bơ để chuẩn bị thức ăn đầu đời cho bé thay vì ngũ cốc tinh chế khi bé bắt đầu ăn dặm.
Bơ là một thức ăn đầu tiên tuyệt vời cho trẻ
Bơ là một thức ăn đầu tiên tuyệt vời cho trẻ
Chất dinh dưỡng trong quả bơ
  • Vitamin: Vitamin A – 338 IU, Vitamin C – 20,2 mg, Vitamin B1 (thiamine) – 0,2 mg, Vitamin B2 (riboflavin) – 0,3 mg, Niacin – 3,9 mg, Folate – 205 mg, Acid pantothenic – 3,3 mg, Vitamin B6 – 0,6 mg và một số vitamin khác với lượng nhỏ.
  • Khoáng chất: Kali – 1.166 mg, Phốt pho – 124 mg, Magiê – 67 mg, Canxi – 30 mg, Sodium – 18 mg, Sắt – 1,4 mg. Cũng có chứa một lượng nhỏ selen, mangan, đồng và kẽm.
Khi nào bé có thể ăn bơ?
Bơ là một thức ăn đầu tiên tuyệt vời cho trẻ vì nó có thể nghiền mịn như kem thành một món ăn thơm ngậy dễ tiêu hoá.
Bé từ 4-6 tháng tuổi đã có thể ăn quả bơ. Khi bé đã làm quen được với nhiều loại thực phẩm, bạn sẽ thấy rằng món bơ nghiền trộn với sốt táo, đào hay lê, chuối, thậm chí cả sữa chua sẽ là những món ăn vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé.
Súp bơ nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ
Món súp bơ nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ
Cách tốt nhất để cho bé ăn quả bơ
Hãy tách lấy thịt từ trái bơ đã chín nghiền và say nhuyễn cho bé. Có thể trộn thêm sữa tươi, váng sữa, sữa chua hoặc thêm các loại quả như chuối, lê… để tăng độ ngậy và giúp món ăn có vị ngọt dịu dễ ăn

Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị chết mà 57% là do SDDPNL (43% là do bệnh nhiễm trùng mà chủ yếu là ỉa chảy, nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng (SDD.Vậy suy dinh dưỡng biểu hiện như thế nào và bạn đã thật sự theo sát tình trạng sức khỏe trẻ em?

dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong

I.Lâm sàng

* Giai đoạn sớm :
 Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay trẻ sụt cân
* Giai đoàn toàn phát :
 Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp

1 .Thể phù( Kwashiokor)

      Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là :
-Phù trắng, mềm toàn thân : Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
-Rối loạn sắc tố da
-Thiếu máu : Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…
-Còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết
-Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…
-Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu
-Chậm phát triển tâm thần, vận động.

 2.    Thể teo đét (Maramus)

Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

 3.  Thể hỗn hợp:

Phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

II .Cận lâm sàng:

-Thiếu máu nhược sắc : Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm
-Đạm máu : giảm, nhất là albumine trong thể phù
-Giảm các men chuyển hoá
-Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù
-Rối loạn lipide máu
-Suy giảm chức năng gan
-Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng việc điều trị phải toàn diên, cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh những rối loạn kịp thời để nhanh chóng phục hồi sức khỏe trẻ em.

1. Điều trị suy dinh dưỡng bào thai


 - Trẻ SDD bào thai dễ bị 3 nguy cơ sau: (1) hạ đường máu, (2) hạ thân nhiệt, (3) hạ Ca máu dẫn đến ngưng thở, co giật.
Biện pháp điều trị: Cho ăn sớm, tốt nhất là cho bú sữa non, bảo đảm thân nhiệt, cho thêm vitamin D. Nếu có triệu chứng tetanie thì cho Ca.

2. Điều trị suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình

- Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: cần đánh giá nuôi dưỡng trẻ xem đã hợp lý chưa? Nếu trẻ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý: cần tham vấn cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng tại nhà và bổ sung thêm các sinh tố và chất khóang, đặc biệt là vitamin A, D, B, sắt, acid folic, kẽm, điều trị tích cực các bệnh kèm theo đồng thời xây dựng các trung tâm hay điểm phục hồi dinh dưỡng (PHDD) tại các phường xã hay tại các trạm y tế.
- Đối với trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng: Khuyên bà mẹ cho trẻ bú mẹ. Kiểm tra xem bà mẹ có khó khăn khi nuôi dưỡng trẻ không? Kiểm tra xem trẻ bú có hiệu quả không? (Thời gian trẻ bú, số lần bú và cách ngậm bắt vú). Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng phương pháp.

 3. Điều trị suy dinh dưỡng nặng

Đó là những trẻ mà CN/T < 60% hoặc CN/T < 80% kèm phù, những trẻ có tình trạng gầy gò nặng, rõ rệt, có thể có hay chưa có các biến chứng. Những trẻ này cần được điều trị tại bệnh viện và phải coi như là bệnh cấp cứu, phải được xử trí kịp thời, tích cực. Phác đồ điều trị SDDPNL nặng hiện nay (mới).

3.1. Ăn điều trị là phương pháp chủ yếu để cứu sống bệnh nhân

- Cần được tích cực thực hiện ngay từ giờ đầu, ngày đầu khi trẻ mới vào viện.
- Nguyên tắc cho ăn: ăn nhiều bữa trong ngày. Ban đầu cho ăn 2 giờ/lần kể cả ban đêm, rồi sau đó 3 - 4 giờ/lần trong những ngày sau. Tăng dần calo. Ngay trong tuần lễ đầu nên cho ăn sữa giàu năng lượng được pha như sau tuỳ theo hoàn cảnh có sữa bò tươi, sữa bột hoặc sữa chua.
Chỉ khi nào trẻ quá nặng, không tự bú tự ăn được thì mới cho trẻ ăn qua sonde hoặc nhỏ giọt dạ dày.
Cách pha sữa giàu năng lượng (để có 1 Kcal/1 ml sữa): muốn có 1000 ml sữa thì:
Sữa bò tươiSữa bột toàn phầnSữa bột tách bơSữa chua
Sữa
Đường
Dầu
Nước
1.000 ml
50 gr
20 gr
0
150 gr
50 gr
10 gr
Đủ 1.000 ml
75 gr
50 gr
60 gr
Đủ 1.000 ml
1.000 ml
50 gr
20 gr
0
Cho ăn với số lượng tăng dần lên, ban đầu cho 75 Kcal/kg/ngày rồi tăng dần lên 100 Kcal/kg/ngày vào cuối tuần lễ đầu và đến 200 Kcal/kg/ngày vào cuối tuần lễ thứ 2.
NgàyLoại thức ănSố lần ăn/ngàyml/kgKcal/kg
1 - 2Sữa pha loãng 1/21215075
3 - 4Sữa pha loãng 1/38 - 10150100
5 - 14Sữa giàu năng lượng6 - 8150150
> 14Sữa giàu năng lượng + ăn bổ sung6 - 8150 - 200150 - 200
Nếu trẻ dưới 18 tháng, cần khích lệ mẹ cho con bú sữa mẹ. Nếu trẻ đã bắt đầu ăn sam và trẻ lớn thì ngay sau khi trẻ ăn lại được, ta cần cho thêm các thức ăn bổ sung. Riêng bột thịt, cháo thịt cần cho muộn hơn (vào tuần thứ 2) sau khi biết chắc chức năng gan của trẻ đã trở lại bình thường, các men tiêu hóa đã làm việc lại bình thường. Chưa nên nghĩ ngay đến việc tiêm truyền trẻ nếu không có các tình huống sau đây:

3.2. Xử lý sốc hay tiền sốc trong 24 giờ đầu vào viện

 Nếu trẻ vào viện với tình trạng mất nước nặng vì có kèm ỉa chảy, cô đặc máu vì mất nước cấp hay mạn, thân nhiệt hạ kèm suy tuần hoàn ngoại vi, hạ đường máu thì cần có chỉ định truyền plasma, glucose và dịch điện giải. Liều lượng plasma không cao quá 15 ml/kg khi trẻ có phù nhiều. Liều lượng nước và các dịch điện giải tùy thuộc vào tình trạng mất nước: theo công thức bù dịch như trong ỉa chảy cấp. Chỉ định truyền máu khi Hb < 3g% và tốt nhất là truyền hồng cầu khối, số lượng ít hơn 10 ml/kg trong 3 giờ. Những xử trí này cần thực hiện trong 24 giờ đầu nhập viện. Sau khi trẻ tỉnh lại thì “ăn điều trị” là phương pháp điều trị chính trong các ngày sau.

3.3. Những biện pháp điều trị bổ sung quan trọng

- Uống ORS theo phác đồ điều trị ỉa chảy cấp mỗi khi trẻ tiêu chảy.
- Trẻ SDD còn thiếu kali và magnesium và phải cần mất ít nhất 2 tuần lễ mới hồi phục các chất này. Phù ở trẻ SDD là do mất cân bằng các chất này và cũng chính vì vậy mà không nên cho thuốc lợi tiểu khi trẻ bị phù.
Để cân bằng điện giải cho:
- Thêm kali: 2 - 4 mmol/kg/ngày.
- Thêm magnesium 0,3 - 0,6 mmol/kg/ngày.
- Khi hồi phục cho dung dịch chứa ít muối (ReSoMal).
- Cho ăn thức ăn ít muối.
- Tất cả trẻ SDD nặng đều thiếu vitamin và các chất vi lượng, và mặc dầu trẻ bị thiếu máu nhưng không vì vậy mà cho sắt ngay cho trẻ. Chỉ cho sắt khi trẻ bắt đầu thèm ăn và tăng cân (thường phải mất 2 tuần lễ), nếu không việc cho sắt sớm sẽ làm cho bệnh nhiễm trùng nặng thêm (vi khuẩn phát triển nhờ sắt). Các vitamin và chất vi lượng sẽ cho như sau:
- Vitamin A uống vào ngày đầu (trẻ > 1 tuổi cho 200.000UI; 6 - 12 tháng cho 100.000 UI; 0 - 5 tháng cho 50.000 UI). Vẫn cho vitamin A mặc dầu đã biết trước đó 1 tháng trẻ đã có uống.
- Cho hằng ngày ít nhất trong 2 tuần lễ:
+ Multivitamin trẻ dưới 1 tuổi cho 1 viên/ngày, trẻ trên 1 tuổi cho 2 viên/ngày.
+ Folic acid 1 mg/ngày (ngày đầu cho 5 mg).
+ Kẽm 2 mg/kg/ngày.
+ Đồng 0,3 mg/kg/ngày.
+ Sắt 3 mg/kg/ngày với điều kiện trẻ bắt đầu tăng cân.
Sắt và acid folic giúp trẻ phục hồi được tình trạng thiếu máu. Kali và Mg làm cho trẻ mau chóng trở lại thèm ăn, tăng trương lực cơ, hồi phục tái tạo cơ bắp nhanh. Kẽm có tác dụng trên sự tăng trưởng của trẻ, nhất là nhóm còi cọc, đồng thời cân nặng tăng cũng có mối liên quan đến lượng kẽm trong plasma.
- Điều trị và phòng nhiễm trùng: Đối với trẻ SDD nặng các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt thường không có, vì vậy ngay khi trẻ vào viện cho ngay kháng sinh phổ rộng và cho tiêm phòng vaccin sởi nếu trẻ trên 6 tháng và chưa chủng ngừa (hoãn tiêm nếu trẻ trong tình trạng choáng). Một số thầy thuốc nhi khoa có kinh nghiệm thường cho Metronidazol kèm với kháng sinh phổ rộng (7 mg/kg mỗi 8 giờ và trong 7 ngày). Metronidazol giúp chóng lành niêm mạc ruột và làm giảm tổn thương niêm mạc ruột do quá trình oxy hoá, và phòng ngừa nhiễm trùng toàn thân do phát triển quá mức vi khuẩn kỵ khí trong ruột non.
Chọn lựa kháng sinh:
- Co-trimoxazole: 5ml x 2 lần trong 5 ngày (2,5 ml nếu cân nặng < 4kg), (5 ml Co-trimoxazole chứa 40 TMP và 200 SMX).
- Nếu trẻ rất nặng (lơ mơ và bất động) hay có các biến chứng như: hạ thân nhiệt, hạ đường máu, nhiễm trùng da, phổi, đường tiểu:
+ Ampicilline 50 mg/kg/TB, TM/mỗi 6 giờ trong 2 ngày, sau đó chuyển sang Amoxycillin 15 mg/kg mỗi 8 giờ trong 5 ngày.
+ Thêm Gentamicin 7,5 mg/kg/TB hoặcTM/ngày trong 7 ngày.
Nếu không thấy trẻ cải thiện trong 48 giờ cho
- Chloramphenicol 25mg/kg/TB/TM mỗi 6 giờ trong 5 ngày.
- Chọn lựa kháng sinh thích hợp sau khi xác định được tác nhân gây nhiễm trùng.
- Nếu trẻ vẫn còn chán ăn sau 5 ngày điều trị kháng sinh; kéo dài kháng sinh thêm đến 10 ngày. Nếu trẻ vẫn còn chán ăn, đánh giá lại trẻ, tìm kiếm thêm các ổ nhiễm trùng, xem có đề kháng thuốc không, kiểm tra xem các vitamin và muối khoáng đã bổ sung đầy đủ chưa.
10.4. Thực hiện những chăm sóc đặc biệt:
- Trẻ suy dinh dưỡng nặng phải được chăm sóc nhẹ nhàng.
- Trẻ cần được theo dõi thân nhiệt, không để hạ thân nhiệt. Những trẻ Marasmus có xu hướng hạ thân nhiệt khi trời rét và vào ban đêm. Do đó cần chú ý kiểm soát nhiệt độ phòng, nhất là về đêm. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 25 - 30°C. Nên cho trẻ nằm cùng mẹ, ủ ấm, không nên nằm cách ly ở phòng cấp cứu.
- Cần quan sát các dấu hiệu của sốc, hạ đường huyết để xử trí kịp thời. Chú ý cho ăn ban đêm và ăn cách quãng 3 - 4 giờ để đề phòng hạ đường huyết.
- Phải tận tình và kiên trì vì trẻ SDD nặng thường quá yếu, không muốn ăn, thường bị nôn và ỉa chảy. Do đó phải giữ trẻ sạch, không để mặc quần áo ướt, bẩn.
- Cha mẹ và nhân viên chăm sóc phải luôn gọi tên trẻ, nói chuyện với trẻ, tỏ ra âu yếm và yêu mến trẻ. Trẻ phải được kích thích tinh thần bằng trò chơi, sách vở, đồ chơi.

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->