An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Meo-vat-chua-benh. Show all posts
Showing posts with label Meo-vat-chua-benh. Show all posts
Theo Đông y, ho gồm hai loại là ho ngoại cảm và nội thương. Ho ngoại cảm phần nhiều do phong hàn và phong nhiệt qua bì mao (da lông) hay mũi đi vào phổi gây ra, ho nội thương thì phân biệt do tỳ hư, thận hư, phế hư gây ra.

Điều trị chứng ho trước tiên cần tìm rõ nguyên nhân, phân biệt rõ chứng hư thực (ngoại cảm là chứng thực, nội thương thuộc chứng hư), thì việc chữa bệnh mới mang lại hiệu quả. Một số món là bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng ho:


Chanh muối ngâm mật ong

• Khi có triệu chứng đau, rát họng, ho khô, ho lâu ngày, khan tiếng…do nằm điều hòa liên tục, ngậm chanh muối ngâm mật ong rất nhanh khỏi. Loại này có thể pha thành nước giải khát vào mùa hè để giải nhiệt rất tốt.

Siro quất ngâm mật ong

• Siro quất ngâm mật ong chưng cất cùng húng chanh, đường phèn, muối có vị chua, mặn, ngọt thơm. Ngậm chữa các bệnh liên quan đến họng như ho, khan tiếng, đau họng, chữa ho cảm, ho gió…

Chuối tiềm đường phèn

• Chuối 1 – 2 quả, lột vỏ, đường phèn một ít, cho vào nồi thêm nước để tiềm. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Lê nấu gừng tươi
• Lê 1 quả, rửa sạch thái nhuyễn, gừng tươi 5 lát, hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu, uống ấm, dùng cho chứng ho nặng do cảm gây ra.

Lê tiềm mật ong

• Lê 1 quả, rửa sạch cả vỏ, thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước và đường phèn để tiềm, dùng cho chứng ho khàn tiếng.
• Lê 1 quả, rửa sạch bỏ hột, đổ vào mật ong, đậy kín, tiềm chín. Dùng trước khi đi ngủ, tốt cho chứng ho do hư hỏa gây ra.

Hồng khô nấu mật ong

• Hồng phơi khô 3 quả, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm một ít mật ong, tiếp tục nấu sôi, uống ngay lúc nóng, dùng cho chứng ho do cảm gây ra.

Cà rốt – quả hồng tiềm đường phèn

• Quả hồng khô 2 quả, cà rốt 50g, hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, cùng cho vào 1 tô thêm đường phèn 15g, tiềm chín. Ngày 1 lần, dùng cho ho gà.

Canh cuống cà tím

• Cuống cà tím phơi khô vừa đủ, cho vào nồi thêm nước sắc, dùng cho ho mãn tính.

Khoai môn trộn mật ong

• Khoai môn vừa đủ xay nhuyễn, thêm mật ong một ít, dùng nước đun sôi trộn lẫn, uống ngay lúc nóng, dùng cho ho mạn tính.

Hạt bí đao hãm đường đen

• Hạt bí đao 15g, thêm đường đen vừa đủ, giã nhuyễn, hãm nước sôi uống. Ngày 2 lần, dùng cho ho gà.

Mè đen rang nước gừng

• Gừng tươi vừa đủ, giã nhuyễn vắt lấy nước (bỏ bã), mè đen 250g, rang chung; hoặc dùng mật ong 20g, đường phèn 20g, cùng mè đen trộn đều. Mỗi lần dùng 1 muỗng, dùng sáng và chiều, cho người cao tuổi ho suyễn.

Trà gừng đường mạch nha

• Nước gừng tươi ½ muỗng, đường mạch nha 1 muỗng, đổ vào trong ly pha với nước sôi, rất thích hợp cho người cao tuổi ho mạn tính.

Canh mè – nhân hạt mơ

• Mè 12g, hạnh nhân (nhân hạt mơ) 10g, hai thứ cùng giã nhuyễn cho vào chén, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Nấm mèo đen tiềm đường phèn

• Nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấm mèo đen rửa sạch để ráo, đường phèn giã nhuyễn, hai thứ cùng cho vào nồi tiềm cách thủy, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Cà pháo nấu mật ong

• Cà pháo sống 50g, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu, bỏ bã, nêm mật ong vừa đủ, tiếp tục nấu sôi, uống lúc ấm. Ngày 2 lần, rất thích hợp cho người cao tuổi bị ho.

Chè đậu phộng – đại táo – bạch quả

• Bạch quả 30g, táo đen 30g, đậu phộng 30g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu. Nêm đường phèn, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Chè bạch quả – long nhãn

• Long nhãn 12g, bạch quả 10g, đường trắng 15g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu, dùng cho ho khàn tiếng.

Củ mài tiềm nước mía

• Củ mài tươi vừa đủ, gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn; mía gọt vỏ, rửa sạch, chẻ nhỏ, cán lấy ½ ly nước. Hai thứ trộn đều, tiềm uống. Ngày 2 lần, dùng chứng ho đàm do cảm gây ra.

Quả trám tiềm đường phèn

• Quả trám (cà na) 20 quả, cho vào chén thêm đường phèn rồi tiềm cách thuỷ. Dùng liền 3 lần cho ho gà.

Quả óc chó nấu rượu
• Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, giã nhuyễn, đường trắng 50g, rượu đế 150ml, tất cả cho vào nồi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu giây lát, uống ấm. Ngày 1-2 lần, ngày 1 thang, dùng liền 10 ngày, chữa chứng ho hư hàn (ho lâu ngày do lạnh).

Siro phật thủ mạch nha

• Giúp long đờm, giảm ho, có thể uống dự phòng ho hen phế quản hàng ngày. Siro phật thủ mạch nha + chanh đào mật ong (ngâm từ 6 tháng trở lên) dùng khi ho nhiều đờm.


Cứ vào thời tiết giao mùa, bệnh sốt xuất huyết lại có cơ hội bùng phát gây bệnh đặc biệt cho trẻ em. Việc phát hiện dấu hiệu của bệnh và điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cũng cần lưu tâm.

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là:
muỗi Aedes aegypti

Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người khác. Đó là những nguyên nhân điển hình gây nên bệnh sốt xuất huyết.

Công dụng của cây nhọ nồi

Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Cỏ nhọ nồi cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.

Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng, ngày dùng 6 - 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Chữa bệnh sốt xuất huyết bằng cây nhọ nồi

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dùng nhọ nồi để chữa bệnh theo các bài thuốc sau:

Bài 1: Cây nhọ nồi 40g, rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g. Tất cả sao cháy xong đem sắc đặc để uống.
Bài 2: Cây nhọ nồi tươi 40g, rau sam 20g, sắn dây 20g, lá huyết dụ 20g. tất cả đem sắc uống trong ngày. Bài thuốc này có thể trị ngứa, trị đau đầu buồn nôn cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bài 3: Cây nhọ nồi 16g, lá cúc tần 12g, bông mã đề 16g, sắn dây 20g. Tất cả đem sắc với 600ml nước trong 30ph, uống ngày 3 lần.

Bài 4: Cây nhọ nồi khô 30g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g đem sắc với 3 bát nước, sắc đến khi nước cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này tốt cho trường hợp bệnh nhân có xuất huyết dưới da, nôn hoặc tiểu tiện ra máu.

Bài 5: Cây nhọ nồi 50g, rau diếp cá 100g, rau ngót 100g. Tất cả đem rửa sạch rồi vò với nước sôi để nguội, đem uống trong ngày.

Một số lưu ý khi dùng những bài thuốc từ cây nhọ nồi

- Với tất cả các bài thuốc này, trẻ em từ 1-5 tuổi chỉ dùng liều lượng bằng 1/3 người lớn. Trẻ từ 6-13 tuổi liều bằng 1/2 người lớn. Trẻ còn bú mẹ thì cho mẹ uống thuốc để truyền điều trị cho con qua sữa.

- Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì không sử dụng thuốc từ nhọ nồi.

- Phụ nữ mang thai uống nhọ nồi có thể bị sảy thai nên trường hợp phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cũng không được uống theo những bài thuốc này.

Theo tạp chí Sống Khỏe
Ung thư vú là căn bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư của nữ giới trên thế giới. Đây được xem là bệnh đáng sợ nhất đối với phụ  nữ.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn căn bệnh này. Theo tiến sĩ Amir Farid Isahak – một nhà một chuyên gia tư vấn y tế cao cấp ở Malaysia, người tiên phong thúc đẩy các liệu pháp tự nhiên cho phụ nữ mãn kinh – mỗi phụ nữ hãy áp dụng 4 hướng dẫn sau để giảm nguy cơ bị ung thư vú.



1. Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu gần đây trên 412 phụ nữ sau mãn inh bị ung thư vú cho thấy thiếu ngủ (6 giờ hay ít hơn 6 giờ một đêm) có liên quan đến việc dễ bị ung thư vú hơn và nguy cơ tái phát cao. Kết luận là một giấc ngủ đầy đủ (hơn 6 giờ mỗi ngày) được tiên lượng tốt hơn với bệnh ung thư.
Kết quả này chỉ nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh, các chuyên gia vẫn cho rằng nó có tầm quan trọng với tất cả phụ nữ và kể cả để phòng chống các bệnh ung thư khác. Các chuyên gia kết luận: “Tăng thời gian và cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể là con đường đúng để giảm nguy cơ phát triển cũng như tái phát ung thư vú”.
Trong năm 2010, Cơ quan nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) đã kết luận nhịp sinh học bị xáo trộn có thể làm tăng ung thư vú. Nhịp sinh học quyết định sự tỉnh táo và giấc ngủ của chúng ta, kiểm soát nhiều chức năng sinh học và nó dễ bị xáo trộn ở những người làm việc ban đêm hay làm việc không thường xuyên.
Một nghiên cứu khảo sát trên 3.000 phụ nữ ở Pháp từ năm 2005 đến 2008 đã chỉ ra phụ nữ làm việc về đêm có khả năng bị ung thư vú cao gấp 30% so với chị em chưa từng làm việc vào ban đêm. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những phụ nữ có thời gian làm đêm trên 4 năm hoặc thường xuyên làm đêm cỡ 3 ngày mỗi tuần, bởi vì điều này sẽ đẫn đến nhịp sinh học giữa đêm và ngày thường xuyên bị rối loạn.
Giấc ngủ không đủ còn là nguy cơ gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Đây là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày làm việc bận rộn. Cho nên hãy cố ngủ hơn 6 tiếng mỗi ngày.

2. Kiểm soát cân nặng
Một nghiên cứu cho rằng những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì dương tính với ung thư vú có nguy cơ tái phát cao ngay cả khi họ được điều trị ung thư tốt nhất. Nghiên cứu được American Cancer Society thực hiện ở Mỹ, chỉ ra béo phì có liên quan đến khoảng 30 % nguy cơ tái phát và gần 50% nguy cơ tử vong dù nhận được phương pháp điều trị ung thư tốt nhất.
Theo chuyên gia Amir Farid Isahak , ung thư vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng không hẳn đến độ tuổi mãn kinh mới sợ mà cần phòng ngừa thừa cân ngay từ khi còn trẻ. Lời khuyên là phụ nữ nên duy trì trọng lượng bình thường ngay khi còn nhỏ để giảm nguy cơ ung thư vú, cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Tập thể dục đầy đủ
Một nghiên cứu trên 3.000 phụ nữ (từ 20 đến 98 tuổi) tập thể dục ít nhất 10 tiếng mỗi tuần cho thấy đã giảm khoảng 30% nguy cơ phát triển ung thư vú. Phụ nữ mãn kinh là đối tượng được giảm nhiều nhất. Một nghiên cứu khác chỉ ra giảm cân bằng phương pháp tập thể dục có tác dụng hơn nữa với ung thư vú. Tăng cân có thể vô hiệu hóa một số lợi ích thu được từ tập thể dục.
Tiến sĩ Amir Farid Isahak đã chứng minh một người đang thừa cân hoặc béo phì, nếu giảm được 5 kg trọng lượng thì có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và cũng có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2 đột quỵ và viêm xương khớp. Chưa thể khẳng định giảm được ung thư vú nhưng nó sẽ có nguy cơ thấp hơn so với người không giảm được kg nào.

4. Chế độ ăn nhiều rau củ quả
Có những nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn nhiều thịt đỏ và chất béo tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ và một số bệnh ung thư (chưa chứng minh được tăng ung thư vú). Một nghiên cứu ở Mỹ lại kết luận chất béo không làm tăng cũng không làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Song các chuyên gia vẫn khuyên con người nên có chế độ ăn lành mạnh là rau củ quả, hạn chế chất béo và thịt đỏ để giảm nguy cơ bị ung thư.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu mà bị thiếu vitamin D có nhiều khả năng có tái phát hơn.


Trong dân gian có rất nhiều cách chữa bệnh hôi nách mà có thể bạn chưa biết đến. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa hôi nách tương đối hiệu quả được lưu truyền trong dân gian.




Chữa bệnh hôi nách bằng dấm gạo: Dấm gạo 100g trộn lẫn với 5g bột hồi, trộn đều tay. Sau đó, bôi lên phần da dưới nách.

Trị hôi nách bằng hạt tiêu kết hợp rượu: Cho 50 g bột hạt tiêu xay tươi, cho vào 300 ml rượi, ngâm trong vòng 15 ngày. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ vùng nách, và bôi hỗn hợp rượu và hạt tiêu vào dưới vùng nách, có thể thấy ngay hiệu quả, ngày làm hai lần sáng tối.

tri hoi nach bang gung tuoi  71783 std Cách chữa bệnh hôi nách theo dân gian

Gừng tươi chữa hôi nách rất tốt: Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó lấy vải sạch vắt lấy nước, bỏ bã. Dùng nước gừng nguyên chất bôi vào nách, một ngày vài lượt.

Trị hôi nách bằng hạt nhãn và hạt tiêu: Lấy 50 hạt hạt tiêu, 20 hạt nhãn sau trộn lẫn, xay nhuyễn thành bột, sau đó đắp vào dưới nách, có tác dụng hạn chế bệnh hôi nách.
Cách chữa bệnh hôi nách theo dân gian

Chữa bệnh hôi nách bằng phèn chua: Cho 50g phèn chua vào trứng, dùng lửa nhỏ hơ đến khi phèn chảy nước, rồi đợi phèn cứng lại, rồi giã nhuyễn thành bột, bôi vào nách, ngày 2 lần, có tác dụng giảm nhẹ, điều trị kiên trì có thể chữa khỏi bệnh hôi nách.

Chữa hôi nách bằng củ Từ: Củ Từ tươi, cắt thành lát đắp dưới nách, mỗi ngày làm từ 1-2 lượt, có thể trị hôi nách.

Lá ngải kết hợp với phèn chua: Lấy 20 g lá ngải phơi khô, giã nhỏ, đảo đều với 20 g bột phèn chua, và 200 g muối tinh, bắc lên bếp đảo nóng, sau đó đổ hỗn hợp vào túi vải, rồi kẹp ở dưới nách 5 phút, có tác dụng loại trừ bệnh hôi nách, áp dụng sau 1 tháng là có kết quả.


chua benh hoi nach bang ca chua Cách chữa bệnh hôi nách theo dân gian


Trị hôi nách bằng cà chua: Ép sinh tố 1 quả cà chua, nách vệ sinh sạch sẽ, đổ nước cà chua ép vào trong bồn rửa mặt đã được làm sạch, sau đó xả nước ấm ngập 2/3 bồn. Dùng hỗn hợp nước cà chua ở bồn lau đi lau lại nách trong vòng 30 phút, mỗi tuần áp dụng từ 2, 3 lần.

Dùng nhũ hương, thanh mộc hương, đinh hương: mỗi vị 60g, vôi sống 500g, phèn chua 120g, dương khởi thạch, quất bì mỗi vị 90g. Tất cả nghiền bột, lấy một lượng đủ dùng rải lên tấm vải, buộc cố định vào 2 bên nách.

Dùng rễ tường vi khô, rễ cây kỷ khô, cam thảo: mỗi vị 15g, rễ thương lạc, hoạt thạch, hồ phấn mỗi vị 30g. Tất cả nghiền bột, trộn với dấm làm thành hồ bôi vào 2 bên nách.

Lấy 10 đồng tiền cổ: dùng que thép xâu thành chuỗi, nung trong lửa cho đỏ lên rồi nhúng vào dấm, làm như vậy sau 10 lần thì cho thêm một ít xạ hương, tất cả tán thành bột mịn, bôi vào hai bên nách.

Lấy một lượng bằng nhau địa táo, hạt dưa hồng, cam thảo, rễ cỏ và cây thông. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần với nước ấm, mỗi lần uống 1 thìa canh.

Cho vôi sống vào dấm: đựng trong lọ để sau 3 năm thì lấy bôi vào nách.
Lấy xuyên khung, thanh mộc hương, tân di (mộc bút) lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột đốt cháy, hun khói này vào 2 bên nách.

Đã có những con số cụ thể cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có hơn 8 người mắc bệnh phụ khoa! Bộ Y tế cũng cho biết, mỗi năm, số người mắc bệnh phụ khoa tăng thêm 15-27%.


“Đừng nghĩ con số đó là do phụ nữ… ở bẩn” - Thạc sĩ Tô Minh Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã khẳng định như vậy. Bệnh phụ khoa có rất nhiều, từ nhẹ đến nặng và thủ phạm là do cả hai giới, chứ không riêng gì phụ nữ, đặc biệt là những căn bệnh lây qua đường tình dục.
Chỉ có một số loại bệnh như viêm âm hộ, viêm âm đạo cổ tử cung do nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến tử cung... thì phần lớn nguyên nhân mới bắt đầu từ phụ nữ. Có những trường hợp phụ nữ hoàn toàn vô can, ví dụ như mắc bệnh phụ khoa do tác động của các thuốc sau nạo hút thai.

Theo TS Tô Minh Hương, để tránh mắc bệnh phụ khoa, điều quan trọng là phụ nữ cần thay đổi một số thói quen cố hữu.
Thứ nhất là thói quen dùng vải xô sau khi làm vệ sinh, bởi chỉ cần không được làm sạch và khô ráo, vải xô sẽ trở thành môi trường dẫn nấm vào cơ thể.

Thứ hai là thói quen ngâm rửa. Chị em thường lầm tưởng là càng ngâm rửa thì càng tốt, nhưng thật ra, đó lại là cách làm phản khoa học. Những vi khuẩn đường ruột có ở hậu môn sẽ xâm nhập vào đường âm đạo và gây bệnh.
Thứ ba, chị em cũng lầm tưởng nước muối là loại nước lý tưởng dùng để vệ sinh, nhưng thực ra không phải. Muối ở đây là muối natri cacbonat, chứ không phải muối ăn thông thường. Nước pha với muối ăn thông thường chẳng có giá trị gì trong chuyện vệ sinh phụ nữ. Ngoài ra còn nhiều thói quen khác cần thay đổi như không nên mặc quần lót quá chật, mặc quần làm bằng chất liệu nilon...

Chị em nên tìm mua các các loại nước vệ sinh phụ nữ được bán ở các hiệu thuốc với giá rẻ, phù hợp cả với phụ nữ nông thôn. Nên dùng các loại băng vệ sinh phù hợp, nếu sau khi dùng thấy bất thường thì phải bỏ ngay.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, nên dùng nước chè xanh để làm vệ sinh bởi chè xanh là sự lựa chọn lý tưởng để tránh các bệnh phụ khoa. Cần chú ý, một số bệnh phụ khoa, ngoài gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày còn có thể để lại hậu quả nguy hiểm như gây tắc vòi trứng, gây vô sinh, gây bệnh ác tính... Vì thế, nếu thấy bất thường, nên đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. 
Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb, trong dân gian còn có tên diếp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lông hoặc ít lông.


Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

Chia sẻ trên tờ VnMedia, PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng diếp cá:

1. Hỗ trợ điều trị sỏi thận


20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang. Mỗi liệu trình trị liệu 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, 2 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 7 ngày.


2. Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ)
12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 5 ngày.

3. Chữa táo bón

10g diếp cá đã sao khô, hãm với nước sôi khoảng 10  phút, uống thay trà hàng ngày. 10 ngày một liệu trình. Lưu ý: Trong thời gian điều trị không được sử dụng các loại thuốc khác.

4. Trị chứng đái buốt, đái dắt
20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày

5. Chữa sốt nóng trẻ em20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.

6. Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh
35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước,
rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ.
Thực hiện trong 3-5 ngày.

7. Trị bệnh trĩ

Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.


8. Viêm đường tiết niệu
Rau dấp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

9. Trĩ bị sưng đau, chảy máu

Lá dấp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

10. Ho kéo dài do phế nhiệt

Rau dấp cá 30g, tang diệp 24g, lá đinh lăng 24g, lá xương sông 24g, rau má 30g, xa tiền thảo 24g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

11. Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt

Rau dấp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g. Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại./.

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng, bệnh nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi bạn há miệng hoặc khi nhai. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng dứt điểm mà dễ làm.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má

Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng:  Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
cách chữa nhiệt miệng

Chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
cách chữa nhiệt miệng
hoặc có thể  dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
cách chữa nhiệt miệng
Cà chua sống: ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng
cách chữa nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng bằng cách uống nước khế chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
cách chữa nhiệt miệng

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa nhiệt miệng

Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần
hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
cách chữa nhiệt miệng
Với Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Phòng chống bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng:
  • - Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
  • - Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
  • - Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
  • - Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng
Trên đây là một số cách chữa nhiệt miệng cũng như cách phòng chống nhiệt miệng  hiệu quả giúp các bạn tham khảo, hãy chăm sóc cơ thể bạn một cách tốt nhất nhé!
Nhiều bà mẹ kêu ca rằng con mình rất khó đi đại tiện, vì thế bài viết này xin cung cấp một số bài thuốc bằng các thứ cây lá thông thường quanh ta, các phương pháp xoa bóp để phòng và chống bệnh táo bón ở trẻ em.
Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam.
Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần.
Bài 2: Rau khoai lang 60 gam
Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần.
Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam
Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.
Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam.
Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.
Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam.
Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém.
Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt).
Xoa bóp giúp nhuận tràng
Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.
Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ.
Phòng bệnh táo bón cho trẻ
- Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.
- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm.
- Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa.
- Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài.
Theo BS. Minh Đức
Sức khỏe và Tiêu dùng
Việt Báo
Hơi thở có mùi có thể xảy ra với bất kỳ ai và nó chắc chắn nó sẽ làm bạn mất đi tự tin. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật đảm bảo giúp bạn thoát khỏi mùi hôi miệng.


Uồng nước thường xuyên
Miệng khô có thể là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây hôi miệng cư trú. Vì vậy, bổ sung nước thường xuyên và súc miệng với nước những tiếng rít nước trong miệng bạn sẽ giúp bạn giảm thiểu mùi hôi. Nước có thể đánh bật các vi khuẩn và làm cho hơi thở của bạn dễ chịu hơn. Vào cuối một bữa ăn trưa hay bữa tối lãng mạn, bạn có thể nhai một vài cọng rau mùi tây. Rau mùi tây rất giàu chất diệp lục và deodoriser giúp khử mùi trong miệng rất hiệu quả.
Khử mùi hôi bằng cam
Các axit citric trong cam có thể kích thích tuyến nước bọt và khuyến khích hơi thở giảm đi mùi khó chịu. Nếu không có cam bạn có thể ăn bất cứ điều gì có sẵn, trừ trường một số loại thực phẩm gây mùi như: tỏi, pho mát. Ăn khuyến khích dòng chảy của nước bọt, giúp loại bỏ các vi sinh vật gây mùi khó chịu trên mặt sau của lưỡi.
 - 1
Các axit citric trong cam có thể kích thích tuyến nước bọt và khuyến khích hơi thở giảm đi mùi khó chịu
Cạo mặt trên của lưỡi khi đánh răng
Lưỡi thường phủ một lớp vi khuẩn do protein lên men đó chính là nguyên nhân sản xuất ra khí có mùi hôi. Cạo lưỡi của bạn khi đánh răng có thể đánh bật các vi khuẩn gây hôi miệng. Để cạo một cách an toàn, đặt cái thìa trên mặt sau của lưỡi của bạn và kéo nó về phía trước. Lặp lại bốn hoặc năm lần.
Đinh hương
Đinh hương rất giàu eugenol, một kháng khuẩn mạnh giúp loại bỏ những vi khuẩn hôi miệng. Có thể nhâm nhi một chút đinh hương để giữa cho hơi thở bạn thơm tho. Hoặc bạn có thể dùng hạt hồi cũng được biết đến tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên lưỡi. Quế cũng được biết đến là một loại hương liệu các tác dụng như là chất sát khuẩn khử mùi hôi.
Mẹo và thủ thuật khác

- Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần trà xanh trong trà xanh có một chất khử trùng tự nhiên.
- Mang theo một bàn chải đánh răng và đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn. Đánh răng giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của mảng bám, màng dính áo khoác vào răng và nướu răng.

- Rửa sạch bàn chải trước khi bạn sử dụng nó.

- Nếu bạn đeo răng giả, nó có thể là nguyên nhân gây ra các mùi khó chịu trong miệng. Luôn luôn ngâm răng giả qua đêm trong một dung dịch sát khuẩn.
- Không bỏ bữa ăn. Khi bạn không ăn trong một thời gian dài, miệng của bạn có thể rất khô. Khi miệng khô nó trở thành một nơi hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.

- Tránh xa các sản phẩm như: thuốc lá, rượu, hành, tỏi và phô mai.

Chống ù taiđau tai khi đi máy bay là điều mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người lần đầuđi máy bay. Vậy làm cách nào để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay?


Nguyên nhân gây ù tai, đau tai khi đi máy bay
Ù tai, thậm chí đau tai dữ dội, là triệu chứng khá phổ biến ở những người đi máy bay, xuất hiện do sự thay đổi áp lực của không khí, đặc biệt là khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Máy bay càng lên cao và càng lao xuống nhanh, sự thay đổi càng đột ngột và dễ gây ra chấn thương tai do áp lực.
Bình thường, giữa mũi – họng và hòm tai (một bộ phận của tai giữa) được thông với nhau bởi một ống gọi là vòi tai. Vòi tai làm nhiệm vụ thông khí, dẫn lưu và bảo vệ tai giữa. Sự thay đổi áp lực không khí giữa tai giữa và bên ngoài nếu quá lớn sẽ làm vòi tai xẹp tắc lại, tạo nên áp lực âm trong tai giữa, gây cảm giác căng tức trong tai, đầy nặng tai, ù tai (như tiếng cối xay lúa) hoặc đau tai dữ dội. Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi máy bay hạ cánh và cất cánh.
Làm gì để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay?
Để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay, về guyên tắc cần hạn chế sức ép của không khí, áp suất đối khoang tai giữa, giúp cho vòi nhĩ luôn luôn đóng mở, góp phần cân bằng áp lực giữa tai giữa và không khí bên ngoài. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên hữu ích sau:
- Nuốt nước bọt (nước miếng) liên tục.
- Nhai kẹo cao su cũng giúp bạn nốt nước bọt (nước miếng) nhiều hơn.
- Uống nhiều ngụm nước nhỏ. Cách này chỉ nên sử dụng khi nào máy bay bắt đầu cất cánh hay hạ cánh.
- Dùng bông nút hai lỗ tai.
- Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi.
- Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống, bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
- Ngáp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau tai.
- Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn có thể lấy tay bịt mũi lại, cố gắng thở ra trong lúc miệng vẫn ngậm, làm sao để bạn có cảm giác như đang thở ra bằng tai. Các bước làm cụ thể như sau:
+ Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
+ Bước 2: Hít không khí đầy mồm.
+ Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.
Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi.
Đó là các cách dành cho người lớn, còn đối với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ áp dụng một trong những cách sau:
- Nếu là em bé, có thể cho bé bú bình, mút ti cao su và không cho bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh.
- Nếu là trẻ đã lớn, có thể cho trẻ nhai kẹo liên tục trong lúc hạ cánh và cất cánh, nếu sợ sâu răng có thể thay bằng kẹo cao su.
- Nếu có thời gian chuẩn bị, bạn mang theo một ít bong bóng cho bé thổi.
- Nếu không có bong bóng, bạn cho bé thổi túi giấy hay túi nôn bằng giấy trên máy bay.
- Có nhiều người dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc uống thuốc làm thông mũi trước khi bay (ở Mỹ). Việc này làm mũi thông hơn, dễ dàng tạo cân bằng áp lực. Hành khách bị viêm mũi dị ứng cũng nên uống thuốc ngay từ khi chờ lên máy bay.
Tất cả các biện pháp trên đều là để cân bằng áp suất hai bên khoang tai, vì khi mình cử động quai hàm, một cái ống thông giữa mũi và miệng sẽ mở ra, khiến không khí từ mũi và miệng lọt được vào khoang tai giữa, màng nhĩ không bị ép nữa, tai cũng không còn đau.
Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn bị cúm hoặc viêm xoang, viêm mũi thì nên hoãn chuyến bay nếu có thể. Nếu bạn mới mổ tai xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi loại xịt hoặc uống ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, loạn nhịp, bệnh tuyến giáp. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
- Nếu hiện tượng ù tai vẫn tồn tại sau khi xuống máy bay một vài ngày, hoặc xuất hiện đau tai, cần đi khám ngay ở bác sĩ tai mũi họng. Bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời bằng thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm xuất tiết, có thể phải kết hợp kháng sinh nếu cần thiết. Nếu phương pháp điều trị nội khoa không kết quả, sức nghe giảm, bệnh nhân sẽ được đặt ống thông khí cho tai giữa qua màng nhĩ.
Những trường hợp điều trị không kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch do áp lực, xuất hiện dịch trong tai giữa.

Nhiều người thường lấy ráy tai thường xuyên vì cho rằng ráy tai bẩn bẩn và làm giảm khả năng nghe. Thực tế việc lấy ráy tai thường xuyên không tốt cho sức khỏe, và khi lấy ráy tai cần phải thực hiện đúng cách.



Ráy tai là gì? Có tác dụng gì?
Ráy tai là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai và những sợi lông nơi lỗ tai là cái bẫy để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong của tai.
Cơ thể chúng ta sẽ tự loại thải bớt ráy tai ra ngoài khi chúng đóng quá dày. Quá trình vận động xương hàm khi nhai và nói chuyện là những cách tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ ráy tai ra khỏi ống tai. Theo các chuyên gia, bạn không nên lấy ráy tai thường xuyên. Vì cơ thể sản xuất ra ráy tai nhằm mục đích ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại và bụi bặm, không cho chúng lọt vào phần tai trong, làm suy giảm sức khỏe của tai. Một vài người cảm thấy khó chịu vì tình trạng ráy tai nhiều, nhưng để bảo đảm an toàn, bạn không nên thường xuyên lấy chúng.Tuy nhiên, phương pháp tự nhiên của cơ thể (vận động của xương hàm) đôi khi  không thể loại bỏ ráy tai một cách hiệu quả. Bạn cần biết rằng tình trạng ráy tai nhiều có thể dẫn đến chứng đau tai, ảnh hưởng đến thính giác và độ nhạy cảm của tai, gây ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Dưới đây là một số phương pháp lấy ráy tai một cách tự nhiên mà theo đánh giá của các chuyên gia là rất hiệu quả:Uống viên nang dầu cá:
Theo các chuyên gia, bạn hãy uống một viên nang dầu cá mỗi ngày. Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, dầu cá còn giúp ổn định tình trạng ráy tai ở mức bình thường.
Sử dụng thuốc nhỏ tai: Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất kháng sinh và chống viêm trong việc lấy ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt vào tai theo chỉ dẫn. Sau đó, day và xoa nhẹ phần ống tai rồi lau khô tai bằng một miếng vải sạch.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn cần nhớ là không được tự ý mua bất cứ các loại thuốc nhỏ để tẩy sạch ráy tai nào có sẵn ở các cửa hiệu thuốc, vì chúng có thể gây rát và khó chịu cho tai của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng dầu ôliu:
Nhỏ vài giọt dầu ôliu đã được làm ấm vào mỗi bên tai, để khoảng 15 phút, rồi nằm nghiêng tai cho dầu chảy ra ngoài. Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch, ẩm lau sạch tai. Để tăng hiệu quả, bạn hãy áp dụng phương pháp này ba lần/ngày và liên tục từ 2-3 ngày. Trong trường hợp không có sẵn dầu ôliu, bạn có thể sử dụng dầu dành cho em bé hoặc các loại dầu vô cơ.
Sử dụng dầu trà:
Dầu trà là chất giúp thuận lợi trong việc lấy ráy tai. Bạn hãy nhỏ vài giọt dầu trà vào mỗi bên tai và để khoảng vài phút. Chất này có tác dụng tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn gây hại trong tai. Sau đó, sử dụng một ống tiêm phun nước ấm vào trong tai. Nước sẽ có tác dụng rửa sạch ráy tai đã được làm mềm từ dầu trà. Cuối cùng, bạn sử dụng một miếng gạc sạch lau khô tai và để tẩy sạch ráy tai hoàn toàn. Nếu không có dầu trà, bạn có thể sử dụng nước oxy già cũng mang lại lợi ích tương tự.
Lưu ý:
Việc sử dụng các que quấn bông gòn để lau sạch tai cũng có thể để lại nhiều tác hại vì chúng có thể làm thủng màng nhĩ.
Không có quãng thời gian cố định cho tần suất của việc lấy ráy tai vì không nên lấy ráy tai thường xuyên, chỉ nên lấy khi cần thiết, khi thấy hiện tượng ráy tai xuất hiện nhiều, có cảm giác ngứa và khó chịu.
Nên nhớ không nên dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai vì nó cũng rất nguy hiểm. Không nên dùng chung dụng cụ này với ai vì trong quá trình lấy ráy tai, làn da tai mỏng manh có thể bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Nếu bạn không tự tin với khả năng của mình thì hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia làm công việc này.

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->