An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Meo-vat-nau-an. Show all posts
Showing posts with label Meo-vat-nau-an. Show all posts


Cách làm Bánh Tráng Hành Phi cực ngon, ăn là ghiền luôn đó nha, và cách làm thì lại rất là đơn giản luôn đó, fan bánh tráng trộn không thể bỏ qua được đâu nhé !!


Video này mình sẽ Tổng Hợp Món Ăn Ngon - Ẩm thực Đường Phố Ngon ở Sài Gòn mà các bạn trẻ nên thử 1 lần .

Gồm nhiều món như : Kem Cá , Xúc xích ông tây , súp óc heo , bánh crepe , kem thái lan , ....

Địa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ thứ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.

Ẩm thực Sài Gòn rất nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon thu hút thực khách mà một khi ăn lần thứ nhất sẽ muốn ăn lần thứ hai
Rau củ luộc chấm kho quẹt

Kho quẹt là một loại mắm chấm dân dã lâu đời của người miền Tây. Kho quẹt có vị thơm của tôm khô, quyện với vị ngọt của thịt, đậm đà của nước mắm tỏi ớt.

Nguyên liệu:
- 300 g thịt ba chỉ

- 100 g tôm nõn khô

- 2 củ hành tím, 1 củ tỏi

- Đường, nước mắm

- Dưa chuột, cà rốt, su su, quả lặc lè

Rau củ luộc chấm kho quẹt

Cách làm:
- Thịt rửa sạch, thái con chì nhỏ.

- Tôm khô ngâm nước nóng 10 phút cho mềm.

- Thịt cho vào chảo đảo cháy cạnh, đến khi miếng thịt vàng đều, mỡ tóp lại là được.

- Cho ít mỡ vào chảo phi hành và tỏi cho thơm, rồi đổ tôm vào đảo cùng.

Rau củ luộc chấm kho quẹt
Nồi kho quẹt hấp dẫn, chấm rau luộc ngon tuyệt.
Khi tôm chín, cho thịt vào đảo đều.
- Lấy 6 thìa canh đường, 4 thìa canh nước mắm, 5 thìa nước hòa tan rồi đổ vào nồi. Đun trên bếp đến khi nào hỗn hợp sền sệt lại thì cho ớt quả và hạt tiêu vào. Đun thêm 5 phút thì cho thêm hành lá rồi tắt bếp.

Kho quẹt chấm cùng rau củ
Kho quẹt chấm cùng rau củ hay ăn cùng cơm nóng đều rất ngon.
- Củ quả rửa sạch, thái vừa ăn, luộc chín cà rốt, su su, quả lặc lè, sau đó bày ra đĩa, chấm với nước kho quẹt.
Nguồn : internet

Món canh sườn nấu sấu nổi bật bởi vị chua thanh, dễ ăn của những quả sấu làm giảm đi cảm giác oi bức ngày hè. Cách làm món ngon này rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức trong bài viết dưới đây

Nguyên liệu làm món canh sườn nấu sấu

canh sườn nấu sấu chua
- 1 kg sườn non (nên chọn sườn tươi, non, vì phần sườn này khi măm rất giòn, thịt mềm rất ngon)
- 8 quả sấu (hoặc nhiều, ít hơn tùy khẩu vị)
- 2 quả cà chua
- 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu mè
- Hạt tiêu, hành lá, mùi tàu

Cách làm món canh sườn nấu sấu

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Sườn rửa sạch, chặt nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Sấu cạo vỏ, dùng dao sắc nhỏ lạng 1 vòng quanh quả sấu.

canh sườn nấu sấu chua

- Bước 2: Chần sườn qua nước sôi rồi rửa sạch lại với nước. Để sườn có vị đậm đà hơn, các bạn ướp sườn với 1 thìa hạt nêm, ướp khoảng 30 phút, miếng sườn sẽ đậm đà thơm ngon hơn.

- Bước 3: Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho vào trong chảo 1/2 thìa cà phê dầu mè. Dầu nóng cho đầu hành lá vào phi thơm, tiếp đến cho sườn vào đảo đều đến khi miếng sườn săn lại thì trút sườn sang nồi khác, cho nước sôi vào ngập sườn, thêm sấu, đun sôi. Tong quá trình đun sôi, bạn nên vớt bọt cho nước dùng được trong hơn. Sau khi sôi khoảng 5 phút, các bạn vặn lửa nhỏ đun khoảng 30 phút - 1 tiếng.

- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho vào trong chảo 1 thìa con dầu ăn, trút cà chua vào, xào cà chua cho mềm. Khi cà chua đã mềm, đổ cà chua vào nồi sườn, đun thêm khoảng 1-3 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

canh sườn nấu sấu chua

Cuối cùng, bạn tắt bếp, rắc thêm chút hành lá, mùi tàu và hạt tiêu là có ngay bát canh sườn nấu sấu chua ngon tuyệt.

Chúc các bạn thành công với món ngon này nhé!


Nguồn : vietnamnet

Một cốc rượu gạo, một cốc xì dầu, một cốc dầu mè thơm, thêm một chút húng quế, tạo ra một món ngon từ gà!

Gà rang húng quế thơm
Nguyên liệu:
- 1 con gà 600g
- 5 – 6 tép tỏi, ½ củ gừng tươi, 100ml rượu gạo, 1 thìa xì dầu tươi, ½ thìa xì dầu, 50ml dầu mè, 2 nhành húng quế, 10g đường phèn
Cách làm:
Gà rang húng quế thơm
Rửa sạch gà, thái miếng, thả vào nước lạnh trong chảo, ngâm với gừng.
Gà rang húng quế thơm
Ngâm 1 lúc rồi đổ nước đi, bỏ hết mảng bám xung quanh, dùng nước ấm rửa sạch lại.
Gà rang húng quế thơm
Gừng thái lát, tỏi thái đôi, húng quế bỏ cành giữ lá.
Gà rang húng quế thơm
Lấy 1 chảo nóng, đổ dầu vào, đợi dầu sôi rồi thả gừng và tỏi vào xào qua, rồi cho thịt gà vào rang, thêm rượu gạo, xì dầu tươi, xì dầu, dầu mè vào rang cùng.
Gà rang húng quế thơm
Đậy nắp, vặn lửa nhỏ trong vòng 15 phút. Lấy 1 nồi hầm, vặn lửa nhỏ, đổ phần gà vừa rang vào, cho thêm đường phèn và húng quế vào, đậy lại trong 2 phút là ăn được.
Gà rang húng quế thơm
Chúc các bạn ngon miệng với món gà rang húng quế này nhé!
 Nguồn : internet
Món bánh ít thơm ngon

Trong những ngày nắng nóng, nếu ngại ăn cơm, bạn có thể vào bếp trổ tài làm món bánh ít trần nhân tôm để cùng cả nhà đổi vị.

Nguyên liệu:
- 300 g bột nếp
- 50 g bột gạo
- 1 lon nước cốt dừa 250 ml
- 70 ml nước ấm
- 50 ml sữa tươi
- 120 g đậu xanh không vỏ
- 150 g tôm bằm nhuyễn vừa
- 150 g thịt heo (xay sẵn, có một chút mỡ)
- 4 tai nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ
- 2 củ hành tím bằm nhuyễn
- Tôm khô 100 g ngâm nước nóng cho nở mềm
- Hành lá xắt nhỏ
- Gia vị: 3 g muối, 5 ml nước mắm ngon, 5 g hạt nêm, 5 g đường, 2 g tiêu xay, 2 muỗng cà phê dầu hào.
Món bánh ít thơm ngon
Nặn bánh thành từng viên tròn vừa ăn.
Cách làm:
- Thịt, tôm bằm nhuyễn vừa. Nấm mèo ngâm nước sôi cho nở, xả sạch, cắt nhỏ.
- Tôm khô ngâm mềm, sau đó vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, chia làm 2, một phần đem trộn chung với thịt và tôm.
- Phần còn lại làm tôm cháy: Bắc chảo nóng bỏ tôm lên rang khô vừa cho 2 muỗng cà phê màu điều, chút đường và muối nêm vừa ăn. Sau đó rang khô vừa để nguội.
- Đậu xanh vo sạch, nấu chín cùng một ít muối. Nước nấu đậu không đổ quá nhiều chỉ đổ xâm sấp mặt đậu. Rồi nấu chín, tán nhuyễn.
- Bắc chảo cho chút dầu bỏ hành vào phi thơm cho thịt chín rồi cho tôm vào, khi tôm chín thì tiếp tục cho nấm mèo, tôm khô, đậu xanh đã tán nhuyễn vào xào chung. Bỏ hết gia vị vào nêm nếm mặn, ngọt vừa miệng tùy mỗi gia đình.
- Đợi hỗn hợp vừa xào trên hơi nguội thì dùng tay vo lại những viên tròn vừa ăn
- Cho 250 ml nước cốt dừa, 50 ml sữa tươi, 70 ml nước lọc, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng dầu ăn vào nồi. Sau đó bắc lên bếp nấu cho nước vừa ấm.
- Cho bột nếp, bột gạo vào thau trộn đều, đổ từ từ hỗn hợp nước vừa nấu vào bột, trộn và nhồi bột cho mịn đều, đậy bột lại để bột nghỉ 15 phút.
- Sau 15 phút nhồi bột lại lần nữa và ngắt từng cục bột nhỏ, dẹt miếng bột ra lòng bàn tay và cho viên nhân vào, vo tròn.
- Bắc 1 nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho bánh vào luộc. Luộc khoảng 10 phút hoặc 15 phút tuỳ bánh lớn nhỏ. Bánh chín sẽ nổi lên mặt nước. Khi bánh chín, vớt bánh ra cho vào thau nước lạnh, sau đó để ráo.
- Hành lá cắt nhỏ, dầu hơi nóng cho vào chén hành rồi trộn đều, cho một ít muối và đường cho mỡ hành đậm vị.
Món bánh ít trần nhân tôm thịt
Món bánh ít trần nhân tôm thịt hấp dẫn đổi vị cho cả nhà.
- Trình bày:
- Bánh ít trần ra dĩa lót lá chuối, rắc mỡ hành và rắc tôm cháy lên trên. Ăn cùng nước mắm chua ngọt.


Nguồn : http://news.zing.vn
Nguyên liệu cho món salad cá hồi
Nguyên liệu cho món salad cá hồi

Món salad cá hồi không những bổ dưỡng mà còn rất thích hợp để thêm vào thực đơn giảm cân cho các nàng.

Nguyên liệu:
- 200 g cá hồi
- 150 g xà lách
- 100 g bí đỏ
- 1/2 củ cà rốt
- Nước sốt mè rang

Cách chế biến:
- Cá hồi cắt lát mỏng to bản, rửa sạch, để ráo nước, đem chiên cùng bơ cho chín, sau đó gắp ra đĩa.
- Rau xà lách rửa sạch cắt khúc 5 cm.
- Cà rốt bào nhỏ hoặc thái sợi, đem trụng qua nước sôi.
- Bí đỏ thái sợi, luộc chín.
- Bơ thái miếng vừa ăn.
- Trộn các loại rau củ chung với nước sốt, đem bỏ ngăn mát khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.
- Bày salad ra đĩa, cho cá hồi đã chiên lên trên, trang trí cho bắt mắt. Có thể ăn kèm bánh mì nướng.
Salad cá hồi bổ dưỡng
Salad cá hồi bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Cá hồi và quả bơ là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Người đang giảm cân, có thể thêm món salad này vào bữa tối, tuy nhiên không nên ăn kèm bánh mì, hoặc phải thay thế bằng bánh mì đen nhằm hạn chế lượng calo.
 Nguồn : news.zing.vn
Gió lạnh về, cả nhà quây quần quanh nồi canh cá dọc mùng chua thanh ngọt ngào xì xụp thật ấm áp! Bạn hãy học ngay mẹo nấu canh không tanh không ngứa này nhé!


Nguyên liệu nấu canh đầu cá dọc mùng

+ Đầu cá, dọc mùng, 2 quả me, 1 củ hành khô, nghệ

+ Hành lá, rau ngổ hương, dầu ăn, thì là, hạt nêm, muối, mắm

Đầu cá sau khi làm sạch (xát muối khi rửa sẽ giúp cá sạch mùi tanh, mùi ngái của bùn) thì để ráo thì bạn cho vào dầu nóng già rán sơ lên cho thơm. Lưu ý khi rán, bạn nhớ nhẹ tay, đừng để đầu cá bị nát hay sây sát nhé, sau đó mang ra, để ráo dầu.



Dọc mùng tước xơ xong thì thái vát chéo dày chừng 1 cm trực tiếp vào 1 chậu nước lạnh có hòa muối, ngâm trong đó chừng nửa tiếng thì vớt ra rá/rổ cho ráo nước, bóp nhẹ với 2 thìa muối. Sau đó ngâm tiếp dọc mùng với nước sạch 2 lần, mỗi lần 15 phút nữa rồi lại vớt ra để ráo. Trước khi nấu, bạn nhớ chần dọc mùng qua nước sôi, khi nấu đảm bảo sẽ hết ngứa ngay.

Cạo sạch vỏ 1 miếng nghệ, giã nát ra, cho thêm 1 – 2 thìa nước lạnh vào, vắt lấy nước cốt.



Phi thơm hành khô thái nhỏ vào rồi bỏ nước và đầu cá vào. Khi nước sôi thì bỏ me vào, đợi me chín, bạn vớt me ra, dầm nát, lọc lấy nước chua cho lại vào nồi cá, bỏ bã đi, cho thêm nước riềng, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Đợi nước sôi lại lần nữa thì thả dọc mùng vào, nước vừa sôi lại tiếp thì cho hành lá, thì là, ngổ hương thái nhỏ vào, khuấy đều là có thể bắc xuống.

Món này dùng nóng với canh hay bún đều rất tuyệt, có cảm giác toàn bộ chất tinh túy trong hương vị dọc miền Bắc đều nằm trong một thìa canh trong trong, thơm mùi me chua, dọc mùng, thì là, ngổ hương ngan ngát vậy…
Nhịp sống hiện đại ngày nay đã làm cho mọi thứ trở nên gấp gáp hơn, con người bận rộn hơn, vì thế, những đồ sẵn và nhanh cũng đang phát triển rầm rộ, đặc biệt là Thức ăn nhanh (fastfood). Tuy nhiên những món ăn nhanh đang rất được ưa thích như humberger, xúc xích, bánh sandwich, pizza, ... lại tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe bởi nó chứa lượng đường cao, rất giàu năng lượng, giàu chất béo, mà ít rau, thiếu vitamin, ... gây mất cân bằng dinh dưỡng, sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Vậy những tác hại của loại thức ăn này đến sức khỏe như thế nào, chúng ta cùng điểm ra nhé.


Gây béo phì

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lượng calo và cholesterol dồi dào trong các loại đồ ăn nhanh là thủ phạm gây nên béo phì. Ai cũng hiểu muốn đốt bớt calo và cholesterol dư thừa thì nên tập thể dục. Nghe rất đơn giản, nhưng thực tế, việc nạp quá nhiều năng lượng từ fast food lại khiến cơ thể lẫn thói quen sinh hoạt của bạn trở nên trì trệ, ngại vận động.


Hơn thế nữa, việc từ bỏ thói quen ăn uống này cũng chẳng đơn giản, vì fastfood ngon miệng, có nhiều món, lại tiện dụng, dễ khiến người ta nghiền cái ngọt, cái béo, đặc biệt là với trẻ em. Bên cạnh đó, để kích thích cảm giác hời khi mua, nhà sản xuất ngày càng tăng khối lượng và kích cỡ nhằm tạo thêm sức hấp dẫn mãnh liệt cho các dòng sản phẩm của fastfood của mình (như hũ bắp rang bơ bán tại các rạp chiếu phim chẳng hạn, nó ngày càng lớn).

Các xét nghiệm y tế cũng cho thấy, việc dùng fast food và nước ngọt, soda… thường xuyên sẽ làm mức enzym alanin aminotransferas tăng cao trong máu, dễ gây những bệnh về gan.

Bệnh tiểu đường: 

Không chỉ cung cấp nhiều calo và cholesterol, nhiều loại fastfood còn có chỉ số GI – chỉ số chuyển hóa đường/carbohydrate thành glucose vào máu -cao, ví dụ như các loại bánh được làm từ bột quá trắng, khoai tây chip, hoặc fries, crackers, nước ngọt có gas…

Thực phẩm có GI càng cao sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu. Việc này sẽ khiến tuyến tuỵ tiết ra càng nhiều insulin để giúp mang glucose vào tế bào nhằm mục đích tạo năng lượng và rút đường huyết xuống. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường, loại bệnh phổ biến hiện nay, tế bào đôi khi không chịu nhận glucose do insulin mang tới, dẫn đến hiện tượng kháng insulin.

Glucose có trong máu quá nhiều sẽ lại khiến tuyên tụy tiếp tục tiếp thêm insulin. Insulin không chỉ đem glucose vào tế bào mà còn hạn chế việc loại bỏ chất béo trong cơ thể. Một thực tế rất rõ ràng là bệnh tiểu đường xưa vốn chỉ hỏi thăm người lớn thì giờ xuất hiện cả ở trẻ em, mà 80% số trẻ em đó thuộc diện quá cân.


Tổn thương não: 

Bên cạnh đó, trong những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, đồ hộp, hotdog, thịt xông khói, lạp xưởng, sauage, salami, bột ngọt… những thứ thường được dùng để làm fastfood đều có chứa muối sodium. Nhu cầu muối sodium mỗi ngày của cơ thể từ 1000-3000mg, ăn dư ra sẽ có hại cho tim, cho thận, hoặc có thể tăng áp suất động mạch dễ gây tai biến mạch máu não!

Ảnh hưởng đến tim mạch: 

Không chỉ vậy, chất béo bão hòa – Saurated fat (loại chất béo xấu) chứa thường xuyên trong fastfood còn gia tăng cholesterol trong máu, dễ gây ra chứng xơ cứng động mạch, tăng áp huyết, gây tắc nghẽn mạch vành tim, dẫn đến những bệnh về tim như đau thắt ngực, tai biến mạch máu não.

Chất béo bão hòa thường có trong mỡ thịt động vật, bơ sữa, dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ… Cũng như chất béo bão hòa, loại chất béo Triglyceride chứa trong một số loại fastfood (bánh kẹo, nước ngọt, rượu, đường…) cao cũng sẽ là một trong những yếu tố tích cực gây ra những bệnh tim mạch.

Một loại chất béo không bão hòa, được sinh ra từ trong qúa trình chế biến và được dùng làm đẹp mã nhiều loại fastfood như bánh ngọt, peanut butter, donuts, chips, cookies, cracker, bánh mì croissant, margarine… cũng không có lợi cho sức khỏe. Bạn cần cẩn thận bởi ngày nay vẫn còn nhiều các hãng fastfood “quên” ghi hàm lượng chất béo trên bao bì sản phẩm. Vậy nên, nếu bạn thấy danh mục thành phần của một sản phẩm có ghi: Hyđrogenate, Partially hydrogenated vegetable oil, Shorten-ing… chắc chắn nó có chứa chất béo

Phá hoại làn da của bạn: 

Những món đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ rất dễ gây nóng trong người và ảnh hưởng đến làn da của chị em phụ nữ như khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, nổi mụn bọc, mun cám…đặc biệt với các bạn nhiều mụn, ăn càng nhiều thức ăn nhanh thì việc chữa trị mụn lại càng khó khăn hơn.

Mất đi vị giác: 

Ăn nhiều thức ăn nhanh gây mất cảm giác ngon miệng, tiêu hóa bất thường và đôi khi dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Thức ăn nhanh không đáp ứng các nhu cầu của dạ dày.

Gây nghiện: 



các chuyên gia cho biết, tác hại của thức ăn nhanh có thể gây nghiện như cocain. Bởi hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, tính tiện dụng luôn tạo cho thực khách một thói quen khó bỏ việc ăn thức ăn nhanh. Theo các chuyên gia đánh giá, đồ ăn nhanh còn có thể gây nghiện tốt hơn cocain.

Bạn không cần phải tuyệt giao với fastfood, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, và đương nhiên không bao giờ nên chọn chúng làm thực đơn chính hàng ngày. Nếu thi thoảng muốn thay đổi thực đơn bằng fastfood thì bạn nên chọn những nhà cung cấp có ghi rõ thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên: thực phẩm tươi và khẩu phần ăn nhiều rau củ bao giờ cũng là tốt nhất.
Mặc dù không có lợi cho sức khỏe những nhiều món đồ ăn nhanh lại cực kỳ được ưa thích.

Humberger


Xúc xích



Bánh mỳ sandwich kẹp thịt nguội

 Bánh Pizza
Khoai tây chiên



Nhìn thật hấp dẫn phải không, vì vậy không khó hiểu rằng vì sao đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe mà nhiều người lại không thể bỏ được. Nhưng dù sao, mọi người cũng cần lưu ý, chỉ nên ăn 1 lần 1 tuần, nhất là các bạn nữ, nếu không muộn mập ra thì đừng ăn nhiều những món này.





Cá là món ăn rất nhiều người ưa thích, có khi hôm nào cũng phải có cá mới được. Thật ra, mọi người nên chú ý và số lượng cá ăn mỗi tuần, mỗi tháng của mình, đặc biệt là phụ nữ có thai. 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần ta chỉ nên ăn không quá 350g cá. Đối với phụ nữ chuẩn bị và đang có thai thì không nên ăn quá 280 g cá béo và tránh cá nhám, cá cờ.
Nguồn dinh dưỡng từ cá

Cá là nguồn cung cấp omega-3 lớn nhất giúp giảm nguy cơ trầm cảm, đau tim và suy giảm nhận thức. Nhìn chung nên ăn khoảng 340 g cá mỗi tuần. Cá hồi, cá ngừ và cá tuyết là lựa chọn tốt nhất. 
Cụ thể hơn, có những khuyến nghị dành riêng cho từng loại cá.

Cá béo
Cá béo bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.

Mỗi người nên ăn ít nhất 140 g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280 g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560 g cá béo mỗi tuần.

Cá thịt trắng
Cá thịt trắng là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.

Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.

Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái.

Minh Nguyên (Theo Good House Keeping và NHS)
Bạn có biết, mỗi một cách nấu, một loại nguyên liệu khác nhau sẽ có cách ướp khác nhau để không chỉ khử đi mùi tanh của cá mà còn làm nổi vị thơm ngọt, đậm đà.


Sơ chế cá sông và cá biển

Cá biển tanh hơn cá sông nên phải rửa sạch máu của chúng bằng nước muối, rồi xát gừng hoặc nước chanh để khử mùi để cá đỡ bị nát khi rán.

Còn cá sông thì có mùi tanh của đất bùn nên ngoài bỏ hết mang thì còn phải cạo bớt lớp màng đen trong bụng cá mới đem rửa nước muối, xát gừng/chanh được.

Làm cá kho

Cá kho nên ướp cùng riềng, sả, ớt, chừng 15 – 20 phút. Khi xếp cá vào nồi, nên xếp 1 lớp thịt mỡ, 1 lớp riềng thái miếng xuống đáy rồi mới đặt cá lên trên. Kho cá bạn đừng đảo, trộn cá, cũng đừng để lửa to sẽ làm cá bị vỡ nát.

Làm cá sốt chua ngọt/rim

Cá sốt hay cá rim, sau khi rửa sạch cá với nước muối, bạn hãy nhỏ vài giọt chanh vào cho cá rán lên được giòn, không vỡ nát, sát da. Nên cho thêm cả gừng vào nước sốt, đun cho thơm rồi mới thả cá vào, rim thêm 15 phút nữa, như vậy sẽ giúp khử sạch mùi tanh của cá!


Làm cá luộc/hấp

Các bạn nên cho thêm chút bia/rượu vào nước, đun cho sôi nước mới bỏ cá vào luộc (hoặc hấp), cá vừa chín tới, cá sẽ thơm và ngọt hơn nhiều.

Với mỗi cách nấu sẽ có 1 kiểu tẩm ướp riêng, khiến món ăn dậy vị nhất. Ví như miếng chả cá vàng ươm chẳng bao giờ thiếu được mùi hương thì là, hành hoa vấn vít, không thể thiếu sợi bún trắng dai dai, man mát, không thể thiếu được vị thơm bùi của lạc rang vàng hay bát nước mắm/ mắm tôm pha ngon để chấm.
Trong thời đại ngày nay khi đời sống được nâng cao thì nguy cơ bệnh tật, ung thư, nhiễm độc từ thức ăn lại là mối nguy hại lớn cho cộng đồng. Vì vậy người nội trợ cần cảnh giác khi mua thức ăn, đặc biệt là hải sản hiện nay bị nhiễm hóa chất rất nhiều. Hải sản nói chung khi bị nhiễm hóa chất thường có mùi lạ, không tanh, ít nhớt, đặc biệt là ở mang cá. Những con cá bị nhiễm độc nặng thì có đầu to, thân nhỏ, thậm chí có một số con cá còn xuất hiện u trên thân… Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn cách nhận biết hải sản tươi sống, không nhiễm hóa chất để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn.

Cách chọn cá biển

  • Cá có mắt còn tươi, trong, linh hoạt, đối với một số loài cá mắt có thể lồi ra một chút nhưng nếu mắt cá lồi hẳn ra ngoài lá cá ươn.
  • Mang cá có màu đỏ hoặc hồng tươi, không bị thâm đen.
  • Thân cá chắc, dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại, không bị lún, không bị nát, da không có nốt lấm chấm.
  • Đối với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng lóng lánh, không bị bong tróc.
  • Cá thường có mùi tanh, nhưng khi đã hư còn thêm mùi lạ như mùi khai của ammoniac, mùi dầu.
  • Nếu mua cá đã cắt khúc, thịt còn sáng, da sáng là cá còn tươi. Nếu màu thịt bầm, nhợt nhạt, vảy dễ tụt là cá không còn tươi. Thịt cá nếu dễ tróc ra khỏi xương là cá đã ươn.

Cách chọn tôm

  • Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng.
  • Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
  • Bí quyết để phân biệt độ tươi ngon tùy theo từng loại tôm:
+ Tôm hùm: Những con có càng xanh trong, vỏ tươi bóng là tươi ngon.
+ Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, có màu trắng hồng, mắt xanh.
+ Tôm sú: Có vỏ bóng trơn, sóng giữa thân tôm tươi và trong;
  • Tuyệt đối bạn không nên mua tôm đã chuyên sang màu hồng đậm, đầu và các càng rời khỏi thân, có mùi ươn là tôm đã để lâu dài ăn không ngon mà rất nguy hiểm nữa đấy.

Cách chọn cua

Chọn cua tươi ngon và đảm bảo chất lượng bằng các tiêu chí:
  • Cua phải còn sống.
  • Khi lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt.
  • Lớp vỏ ngoài có màu xám đục, yếm to.
  • Yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng cử động khỏe mạnh, gai trên càng và mai cua vẫn còn nguyên màu sắc.
  • Ấn mạnh vào càng bơi của cua thấy chắc, cứng.
  • Gõ nhẹ, có cảm giác chắc tay.
  • Lấy tay kẹp chặt phần dưới bụng cua, nếu chân, càng cua duỗi thẳng, không bị chúi xuống là cua khỏe mạnh, ăn ngon.
  • Tuyệt đối không nên mua những con cua có càng mọng nước, que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm, chân bới không chắc là những con cua xốp, ít thịt, không ngon đâu nhé.

Cách chọn ghẹ

Bạn nên chọn ghẹ tươi ngon theo các tiêu chí cụ thể sau:
  • Nên chọn ghẹ có kích thước vừa phải sẽ ngon và nhiều thịt hơn ghẹ to và ghẹ quá nhỏ;
  • Chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ co lại, không duỗi, khi dùng tay bấm vào yếm không bị lún là còn tươi;
  • Đối với ghẹ thịt: Bạn dùng móng tay bấm vào sát phần yếm, gần mái chèo, nếu không lõm thì đó là ghẹ chắc thịt, nên chọn con đực sẽ ngon hơn con cái;
  • Đối vối ghẹ gạch: Nên chọn con cái, có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc, ghẹ đực thì có yếm nhỏ, ghẹ cái sẽ có yếm to hơn;
  • Ghẹ có nhiều loại, bao gồm: ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh,… tuy nhiên ghẹ xanh vẫn ngon và bổ dưỡng nhất;
  • Không nên mua cua, ghẹ vào những ngày trăng tròn vì sẽ bị ốp (thịt nhão, mềm) không ngon.

Cách chọn các loại ốc, sò

Với ốc thì nên chọn những loại còn đang bò, khi chạm tay mới khép miệng lại. Ốc mập, ngon thì mài ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, trái lại, nếu ốc chết hay ốm thì mài thụt sâu vào trong vỏ ốc (sẽ có mùi hôi).

Đối với các loại sò thì nên ngửi. Nếu chúng không có mùi hôi là được, bởi nếu sò chết có mùi hôi rất khó chịu. Tùy loại sò mà bạn lựa chọn khác nhau, với sò lông, sò dương… nên chọn những con vừa ăn, không lớn quá vì thịt sò dai. Sò huyết thì không nên chọn con nhỏ, khi chế biến thịt sò teo lại, không ngon. Có rất nhiều loại sò cho bạn lựa chọn như sò huyết, sò lông, sò lụa… nhưng đều có chung một cách lựa chọn để đảm bảo độ tươi ngon.
  • Bạn nhìn vào rổ sò, thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài là sò tươi.
  • Khi sò sống, vỏ của sò sẽ đóng mở tự nhiên, khi bạn đụng vào nó sẽ tự động đóng miệng lại.
  • Nên lựa chọn những con sò có kích cỡ vừa, sò nhỏ quá hay to quá đều không ngon đâu nhé.
  • Những con sò ngậm miệng, có mùi hôi, vỏ sò không đóng được lả sò chết, không nên mua.
  • Riêng đối với ngao, bạn nên chọn những con khép chặt miệng, còn những con mở miệng là những con ngao đã bị chết rồi đấy.

Cách chọn mực tươi


Mực tươi có rất nhiều loại khác nhau như mực nang, mực ống, mực sim,… nhưng nếu không biết cách chọn lựa kĩ càng khi đi chợ thì rất dễ mua phải những con đã chết ươn.

  • Đối với mực nang: Bạn nên chọn con to, dày mình, có màu trắng đục, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài, phần râu mực cứng.
  • Đối với mực ống: Chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ;
  • Không nên chọn những con mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh vì đó là những con mực kém tươi rồi đấy nhé.


Cách nhận biết hải sản ủ ướp bằng chất cấm

Hầu hết cá, mực, đặc biệt là cá biển… bày bán ở chợ đều đã chết, để đánh lừa người mua, người bán dùng urê pha loãng với nước đá nhúng THS vào, hoặc bôi hàn the vào thịt heo, bò cho trông có vẻ tươi hơn, có thể để qua ngày hôm sau bán tiếp.

Cá ướp urê nhìn thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Với mực, bạch tuộc… cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi… Thịt heo, bò khi bị tẩm hàn the nhìn bên ngoài thấy tươi ngon, màu thịt đỏ nhưng khi cắt ra, bên trong màu thịt khác thường, thịt mềm nhũn, ấn miếng thịt bị lõm xuống, không trở lại hình dạng ban đầu

Hãy là người tiêu dùng thông thái để có bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

Ngao là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích và canh ngao lại là món ăn dân dã khá quen thuộc trên khắp mọi miền, đặc biệt là vào mùa hè thì ngao luôn là thực phẩm được nhiều chị em nội trợ lựa chọn làm món canh mát cho cả gia đình

Với cách làm đơn giản mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng có thể làm được, chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian là bạn có thể làm xong món canh ngao thì là ngon tuyệt cho cả nhà thưởng thức rồi đấy. Món canh ngọt từ thịt của ngao, mùi thơm của thì là, vị chua nhẹ của cà chua và khế sẽ giúp bạn xua tan cảm giác oi bức của cái nắng ngày hè và rất tốt cho sức khỏe của cả nhà bởi vị ngọt thanh mát vốn có của nó.
Hướng dẫn cách nấu canh ngao thì là ngọt thơm lạ miệng
Nguyên liệu nấu canh ngao thì là
  • Ngao sống: 1kg (lưu ý khi chọn ngao tránh mua ngao để quá lâu vì ngao sẽ bị chết và gầy) 
  • Thì là: 2 mớ nhỏ 
  • Cà chua: 2 quả 
  • Khế: 1 quả 
  • Hành khô, dọc hành, ớt 
  • Gia vị: Muối, hạt nêm,…
Cách nấu canh ngao thì là

Bước 1: Ngao khi đem về bạn cho ngao vào nước vo gạo hoặc nước muối ngâm khoảng 1-2 tiếng để ngao nhả sạch cát và các chất bẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch và cho ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Thì là rửa sạch, sau đó cắt thành đoạn nhỏ vừa ăn. Cà chua rửa sạch bổ hình múi cau. Khế rửa sạch cắt mỏng. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ.


Bước 3: Cho ngao vào xoong và đổ nước vừa ngập, sau đó đặt lên bếp luộc đến khi ngao há hết miệng thì tắt bếp. Sau đó, chắt nước ngao ra bát để nước lắng cặn và tách phần ruột ngao để riêng ra bát ướp cùng với ít nước mắm, hạt nêm, bột ngọt và một ít hành khô băm nhỏ. Nếu ruột ngao vẫn còn cát, bạn nên rửa ngao qua nước lạnh một lần nữa cho sạch cát.

Bước 4: Cho dầu ăn vào nồi đun nóng dầu, khi dầu ăn đã nóng già cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho cà chua vào xào gần chín. Tiếp tục cho khế, ruột ngao vào đảo đều, sau đó cho nước luộc ngao đã lắng cặn vào .

Bước 5: Khi nước luộc ngao vào hỗn hợp được đun sôi, bạn cho thì là và hành lá đã được cắt nhỏ vào nồi canh và tắt bếp. Lưu ý: khi xào ngao không nên xào quá kĩ; nếu xào kĩ, ngao sẽ bị dai và mất đi vị ngọt vốn có của ngao.

Như vậy bạn đã hoàn thành món canh ngao thì là ngọt thơm lạ miệng lại bổ dưỡng rồi đấy. Với món ăn tốt cho sức khỏe này có tác dụng giải nhiệt, thanh mát cơ thể, cung cấp dinh dưỡng và giúp bữa cơm gia đình thêm ngon miệng hơn. Vì vậy bạn hãy thêm món canh này vào thực đơn hàng ngày cho gia đình mình nhé! Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Nhiễm khuẩn độc, nhiễm chất cấm, "bơm", "tắm" hóa chất vào một số loại thủy hải sản để tăng lợi nhuận là một số từ ngữ chúng ta thường gặp hiện nay. Vì vậy hãy thật cảnh giác đối với các loại thủy hải sản dưới đây, những loại đang bị các gian thương sử dụng những chiêu trò tinh vi để biến hóa thành các hải sản độc hại đối với sức khỏe con người.

Ngao bị nhiễm khuẩn độc

Ngao nhiễm khuẩn Samonella tại vùng Giao Thủy (Nam Định) và 1 lô thức ăn chăn nuôi nhập từ Trung Quốc có chỉ số axit vượt giới hạn cho phép đã lần đầu được phát hiện vào tháng 2/2014. 

Theo các chuyên gia, ngao sò có thể chứa tới 38 loài tảo độc, trong đó có 4 loại độc tố cực kỳ nguy hiểm gây tiêu chảy, liệt cơ, mất trí nhớ và nhũn não...
Không chỉ có ngao chứa khuẩn gây ngộ độc, trước đó, một số loại tôm, cua, cá cũng bị phát hiện nhiễm độc.

Cá tầm, cá quả nhiễm chất cấm

Ngày 8/7/2013, ông Nguyễn Như Tiệp cũng thông tin, Cục kiểm nghiệm đã phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh NitroFurans trong số 30 mẫu cá được lấy ngẫu nhiên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội và không rõ nguồn gốc xuất xứ hồi tháng 5/2013.


Theo ông Tiệp, Malachite Green là hóa chất được sử dụng để diệt vi khuẩn, nấm mốc ngoài da, NitroFurans là một loại kháng sinh trị bệnh hiện đang sử dụng cả cho người. Với những thực phẩm nhiễm hóa chất này, ngoài chuyện tích tụ trong cơ thể người gây ra các bệnh nan y còn có thể khiến cơ thể bị nhờn, kháng thuốc khi điều trị một số bệnh.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng cá tầm nhập lậu có nguy cơ có tồn dư chất tăng trọng, kích thích lớn vì theo thông tin, cá ở Trung Quốc được nuôi trong thời gian rất ngắn.

Cá khoai ướp lạnh chứa chất cấm

Ngày 24/12/2013, tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thu giữ 444kg cá khoai ướp lạnh có chứa phoóc-môn cấm sử dụng trong thực phẩm.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, chất phoóc-môn nếu sử dụng với số lượng lớn thì sẽ gây ngộ độc, về lâu dài sẽ gây nên các bệnh như ung thư, rối loạn tiêu hóa…

‘Vỗ béo’ tôm bằng hóa chất

Trong một cuộc họp báo đầu năm 2013 của Bộ NN - PTNT, một cán bộ tại Cà Mau cho biết: Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi.



Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm. Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm ‘no’ tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg.

Bơm trứng trộn hóa chất tạo gạch cho cua, ghẹ


Tại Vũng Tàu, những con cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ được bỏ mối cho các hàng rong. Chỉ cần qua bàn tay ‘chữa trị’ tài tình của người bán, đám ghẹ ‘thương binh’, ‘ngất xỉu’ này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết. Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.

Xong công đoạn ngâm ướp để phục hồi hình dạng cho đám cua, ghẹ, người ta xếp vào một rổ to cho ráo nước, chuẩn bị đến công đoạn bơm gạch. Hỗn hợp gạch giả gồm lòng đỏ trứng vịt, bột mỳ, chất bảo quản trộn lẫn với nhau, được bơm thẳng vào mai.

Sau khi qua nhiều bước ‘tái sinh’, toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống.

Tôm cá 'được tắm' hóa chất từ giai đoạn con giống


Một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết, ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được ‘tắm’ cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được ‘bồi bổ’ bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi.

Báo cáo của Hiệp hội xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam và báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản quý đầu năm 2013 đã ‘điểm danh’ một số hóa chất như Aminosid và các chất kháng sinh, nhiều loại thuộc danh mục cấm sử dụng vì độ độc hại như Triflurain (một loại hóa chất dùng để diệt cỏ), Chloramphenicol, Malachite Green…trộn cùng thức ăn thô để tôm cá phát triển nhanh chóng, sức đề kháng cao.

Những chất này tích tụ ngấm vào thịt sẽ khiến tôm cá căng nước, béo mọng, nhưng thành phần dinh dưỡng rất thấp, chỉ còn khoảng 40 - 50%. Không những bị mất chất, những thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất độc hại cao. Thủy sản là một loại thức ăn chú trọng đến việc tươi ngon, khi chúng đã chết, những dư lượng hóa chất tích tụ trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa, thịt của chúng sẽ nhanh chóng bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập khiến người sử dụng ăn phải dễ mắc các bệnh đường ruột dẫn đến ngộ độc cấp rất nguy hiểm.

Theo Suckhoedoisong.vn

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->