An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Am-thuc. Show all posts
Showing posts with label Am-thuc. Show all posts
Ai cũng sẽ nghĩ rau rất tốt cho sức khỏe! Đúng không ạ? Nhưng với bà bầu, không phải loại rau nào cũng có lợi, thậm chí một vài loại rau ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà bầu và thai nhi và trong đó không ít loại rau phổ biến xuất hiện trong bữa ăn thường nhật. Các bà bầu và ông chồng nhất định phải đọc bài viết này để biết “bà bầu kiêng ăn rau gì?” tránh mắc phải những sai lầm không đáng có nhé.

Rau sam

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun với lượng vitamin và khoáng chất và axit béo omega-3 rất dồi dào.
Bà bầu kiêng ăn rau gì
Rau sam
Rau là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung khiến tần suất co bóp tăng nhanh dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu.

Ngải cứu

Nhiều người vẫn nghĩ ngải cứu là một loại rau có lợi cho sức khỏe. Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam với tác dụng an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn sai lầm
Bà bầu kiêng ăn rau gì
Rau ngải cứu
Việc sử dụng hợp lý với liều lượng  ngải cứu đạt chuẩn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn. Ray ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… chứa nhiều vitamin K, đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.
Bà bầu kiêng ăn rau gì
Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin –  một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Với lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Trong “Dược thư Việt Nam 2002” ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Rau chùm ngây

Đây là một loại rau chưa được nhiều người biết đến, chính vì thế nhiều bà bầu bất cẩn đã sử dụng loại rau này mà không biết rằng: Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
Bà bầu kiêng ăn rau gì
Rau chùm ngây
Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Rất nhiều bà bầu ăn rau chùm ngây trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn đến tình trạng mất máu vô cùng nguy hiểm.

Rau răm

Rau răm là loại rau gia vị phổ biến được thêm vào nhiều món canh, xào, hấp. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.
Bà bầu kiêng ăn rau gì
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vì vậy các bà bầu nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Bà bầu kiêng ăn rau gì? Tưởng là câu hỏi đơn giản nhưng thực tế lại không dễ trả lời và thực hiện. Hãy đọc kỹ lưỡng bài viết nhé các ông bố bà mẹ tương lai để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Món ăn cho bà bầu luôn khiến các gia đình có thai phụ đau đầu. Đừng nói đến tình trạng nôn nghén; làm thể nào để có được món ăn ngon miệng, an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng mới khó. Hãy cùng tham khảo 5 món ăn cực đơn giản dưới đây để bổ sung ngay cho bà bầu nha bạn nhé

Chân giò hầm nấm – Món ăn giàu năng lượng cho bà bầu

Chân giò hầm nấm  là một món ăn giàu năng lượng, nhiều dưỡng chất đặc biệt rất tốt cho các mẹ bầu. Theo các nghiên cứu khoa học, trong 100g chân giò heo có chứa tới 17.7g protid; 12.9g lipid; 0.53 mg Vitamin B1; 0.22 mg Vitamin B2; 5.2 mg Vitamin B3, 14 mg Ca; 288 mg Photpho; 2.5 mg Fe …
món ăn cho bà bầu
Chân giò hầm nấm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn rất lợi sữa sau sinh.
Chân giò heo giúp ăn ngon, ngủ ngon, an thần rất tốt, giảm suy nhược thần kinh và là cách hiệu quả giúp tăng cân cho bà bầu.Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm (Chân giò, nấm hương, cà rốt, bột quế, hoa hồi, hành khô, hành lá cùng một chút gia vị )
Món ăn này đảm bảo 3 yếu tố ngon, rẻ, dễ làm. Chắc chắn mẹ bầu nào cũng sẽ mê mẩn món ăn này. Món ăn này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn rất lợi sữa sau sinh.

Cháo cá chép – Món ăn bổ dưỡng cho bà bầu

Cháo cá chép là một món ăn ngon, bổ dưỡng cho bà bầu với một lượng dinh dưỡng dồi dào. Món ăn này cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mỗi kỳ phát triển của thai nhi.
món ngon cho bà bầu
Cháo cá chép là món giúp thai nhi sinh ra sẽ có đôi môi đỏ xinh
Theo dân gian, cháo cá chép là món giúp thai nhi sinh ra sẽ có đôi môi đỏ xinh. Vì vậy, các mẹ bầu đừng nên bỏ qua món ăn này nha.

Cháo hàu nấu hạt sen – Món ăn giúp an thai cho bà bầu

Cháo hàu nấu hạt sen là món ăn cho bà bầu rất được yêu thích với tác dụng an thai. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, vitamin và photpho.. Và ai cũng biết hàu cũng vậy một loại hải sản nhiều dưỡng chất.
Món ăn cho bà bầu
Cháo hàu hạt sen giúp thúc đẩy phát triển trí não cho thai nhi rất tốt.
Chính vì vậy mà cháo hàu hạt sen được coi là một trong những món ăn giúp mẹ bầu an thai hiệu quả. Bên cạnh đó, món ăn này giúp thúc đẩy phát triển trí não cho thai nhi rất tốt.

Cật lợn áp chảo – Món ăn giảm bớt phù nề cho bà bầu trong quá trình mang thai

Cật lợn áp chảo một món ăn rất đơn giản và dễ làm. Món ăn này thường được các mẹ bầu lựa chọn vào thực đơn với tác dụng cung cấp dưỡng chất trong quá trình mang thai.
Món ăn cho bà bầu
Cật lợn giúp giảm phù nề rất hiệu quả
Hơn nữa món ăn này được nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi vì nó giúp giảm phù nề rất hiệu quả đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ các mẹ bầu thường gặp khó khăn khi tay chân phù nề. Để giảm bớt cũng như phòng chống triệu chứng phù nề, bà bầu nên cho thêm món này vào thực đơn dinh dưỡng nha.

Cháo cá hồi – Món ăn chứa hàm lượng DHA cao giúp phát triển trí não cho thai nhi

Cháo cá hồi một món ăn có hàm lượng DHA rất cao. Hàm lượng DHA giúp phát triển trí não cho thai nhi. Theo các nghiên cứu khoa học cá hồi sẽ giúp mẹ bầu ổn định tâm lý, cải thiện tâm trạng rất tốt.
Món ăn cho bà bầu
Cháo cá hồi một món ăn có hàm lượng DHA rất cao
Vì vậy để suốt quá trình mang thai mẹ bầu khỏe mạnh, thoải mái hãy thêm món ăn này vào thực đơn ngay nhé.
Trên đây là 5 món ăn cho bà bầu có  cách chế biến đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm đảm bảo yếu tố “bổ mẹ, khỏe con” hãy lưu vào thực đơn dinh dưỡng ngay nhé.
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng những gì mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể lẫn sự phát triển tâm trí của trẻ. Có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường trí tuệ cho con bạn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đặc biệt, không chỉ trong thai kỳ, hãy bắt đầu ăn những thực phẩm này ngay khi bạn quyết định mang bầu. Hãy đọc bài viết này để biết mẹ bầu cần ăn gì để thai nhi thông minh nhé.
Ăn gì để thai nhi thông minh: nhất định phải ăn cá
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ… rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ.
me-bau-an-gi-de-thai-nhi-thong-minh-tu-trong-bung-me
Cá rất tốt cho bà bầu và thai nhi
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bà bầu nên ăn tối thiểu 2 bữa cá 1 tuần. Ăn ít hơn hai bữa cá một tuần sẽ sinh ra những đứa trẻ có IQ thấp hơn so với những người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.
Trứng
Ít mẹ bầu biết rằng, Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não hoạt động kém hơn bình thường. Bạn cần bổ sung vitamin D vào cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh mặt trời; ăn trứng, pho mát, thịt bò, gan… Đó là những thực phẩm có nguồn vitamin D dồi dào.
I-ốt
me bau an gi de thai nhi thong minh tu trong bung me 300x211 - MẸ BẦU ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI THÔNG MINH TỪ TRONG BỤNG MẸ
Sự thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu, làm giảm IQ của trẻ. Bạn cần phải ăn muối i-ốt khi mang bầu bằng các thực phẩm có chứa nhiều iot tự nhiên như cá biển, hàu, trứng…
Axit folit
Axit folit rất quan trọng trong sự hình thành mô não của trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh con mắc hội chứng tự kỷ ở những người có bổ sung axit folit 4 tuần trước và 8 tuần sau khi mang bầu ít hơn 40% so với những bà bầu khác. Nguồn axit folit là các loại rau lá xanh như đậu lăng, cải bó xôi… Bạn cũng có thể uống thêm axit folit cùng vitamin B12.
Với các loại thực phẩm kể trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học với thực đơn được thay đổi thường xuyên đảm bảo sự thỏa mãn của khẩu vị, ngon miệng
Mẹ nào cũng muốn sinh con thông minh, khỏe mạnh? Vậy ăn gì để thai nhi thông minh – bạn chưa biết thì hãy đọc ngay bài viết này nhé. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Dinh dưỡng thế nào để “bổ mẹ, khỏe con” là một trong những điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nhưng có những thực phẩm trả lời cho câu hỏi “mới có thai nên kiêng gì?’ cần đặc biệt lưu tâm và tuyệt đối không được ăn trong 3 tháng đầu – thời điểm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Mang thai Tháng thứ nhất nên kiêng gì ?

Tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn kéo dài từ khi trứng chuẩn bị rụng cho đến khi kết thúc tuần thứ 4. Đây là giai đoạn phôi thai trải qua những bước phát triển quan trọng nhất! Câu hỏi “Mới có thai nên kiêng gì?” được nhiều bà bầu quan tâm.Trong giai đoạn này, bà bầu cần kiêng:
Các loại thực phẩm gây co thắt dạ con: dứa, đu đủ xanh , cam thảo là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con – tuyệt đối không được ăn. Bởi trong 3 tháng đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung dễ gây sảy thai.
Dinh dưỡng cho bà bầu
Phô mai mềm có thể gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal được làm từ các loại sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối là các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Bởi thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Tháng thứ hai mang thai không nên ăn gì ?

Đây là giai đoạn các dấu hiệu mang thai đã rõ ràng. Bà bầu thực sự đã có nhận thức rõ ràng về những việc nên và không nên làm, bao gồm cả việc tìm hiểu mới có thai không nên ăn gì. Ngoài các loại thực phẩm không được ăn trong tháng thứ nhất như đã kể trên. Trong tháng thứ hai này, bạn cũng nên kiêng khem thêm một vài món gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như:
Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại
Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.
Thuc pham cho ba bau
Sữa tươi chưa tiệt trùng nguy hiểm cho bà bầu
Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.
Trứng chưa nấu chín (trứng ốp la, lòng đào) bởi trong trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
Gan: bởi trong gan chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Chưa kể gan là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu – nguyên nhân dẫn đến các loại dị tật cho thai nhi.
Các loại xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua, thịt chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống rất dễ gây ngộ độc thực phẩm

Tháng thứ ba mang thai nên kiêng gì ?

Đây là giai đoạn hình thành tất cả các cơ quan cần thiết cho bé, nên các bà mẹ cần đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống. Điều thực sự quan trọng là nên thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày và lập 1 danh sách các loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn.
Hãy chắc chắn rằng các loại thực phẩm nạp vào cơ thể giai đoạn này đảm bảo yếu tố giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm cần hạn chế đến mức tối đa (đã bao gồm các thực phẩm tháng 1 và 2) bao gồm:
Thực phẩm có hại cho bà bầu
Các loại thực phẩm này đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất dinh dưỡng có lợi không còn lại bao nhiêu.
Thức ăn nhanh: Hamburger, gà rán, khoai tây rán, pizza, nước ngọt, nước có ga…Rất nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (fast food) với hàm lượng chất béo bão hòa cực lớn. Các loại thực phẩm này đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất dinh dưỡng có lợi không còn lại bao nhiêu.
Đồ ăn đóng hộp: Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bà bầu dễ bị huyết áp cao. Khi mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đang làm việc hết công suất và không nên tạo thêm áp lực cho chúng. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng dù bà bầu ăn rất nhiều.
Hãy trở thành 1 bà bầu hiểu biết và yêu con đúng cách với những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ. Các bà bầu hãy chuẩn bị 1 cuốn sổ nhỏ lưu những thực phẩm “bà bầu mới có thai nên kiêng gì?” chúng lại và ghi nhớ và ăn uống sao cho bổ mẹ, khỏe con nhé!
Ẩm thực cho bà bầu cần sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ.

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Ẩm thực cho bà bầu sẽ nói cho bạn biết những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Chất béo và chất đạm giúp ích cho sự phát triển cho cơ thể của bé yêu như da, mỡ, bộ não, cơ bắp,… Bà bầu có thể cung cấp chất béo và chất đạm qua thịt bò, thịt ba chỉ heo, cá, trứng, sữa, các loại đậu, dầu ăn thực vật như dầu mè, dầu olive, dầu hạt gạo,… rất tốt cho quá trình trao đổi chất và hấp thụ vitamin cho mẹ và bé.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh cac chat dinh duong danh cho ba bau - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Các chất dinh dưỡng dành cho bà bầu
Trong rau củ và trái cây có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cho bà bầu tránh được tình trạng bị bón do ăn quá nhiều chất đạm. Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể của mẹ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và lão hóa do bé đã lấy hết dinh dưỡng từ người mẹ. Các vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B, rất có lợi cho sức khỏe của bà bầu trước và sau sinh.

Những món ăn ngon dễ làm tốt cho bà bầu

Kết hợp những loại thức ăn chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu, chúng ta sẽ có một thực đơn ẩm thực cho bà bầu thật phong phú.
Cá hồi là sự lựa chọn tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, ngoài ra còn ổn định tâm lý cho bà bầu, giàu chất dinh dưỡng, bảo vệ tim mạch,… Do đó, các món ăn từ cá hồi vừa ngon miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác như là cá hồi áp chảo (chín), salad cá hồi, cháo cá hồi, cá kho tộ,… Nhưng không nên sử dụng cá hồi 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh chao ca hoi tot cho suc khoe me va be - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Cháo cá hồi tốt cho sức khỏe mẹ và bé
Thịt gà cũng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của bà bầu. Giàu chất sắt có lợi cho cơ thể, thịt gà nên được cho vào thực đơn chăm sóc món ăn cho bà bầu. Chúng ta có thể nấu món cà ri gà, gà hầm, gà kho gừng,…
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh canh thit ga ham hat sen - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Canh thịt gà hầm hạt sen
Vitamin D và canxi có rất nhiều trong trứng giúp cho bé phát triển xương chắc khỏe nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn có thể nấu rất nhiều món từ trứng như là chiên, ốp la, nấu canh trứng cà chua,…
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh trung luoc bo sung nhieu vitamin d va canxi - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Trứng luộc bổ sung nhiều vitamin D và canxi
Cam và những loại trái cây giàu vitamin như bưởi, quýt, chuối, cà rốt, cà chua,… giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ, ngăn ngừa những dị tật ở ống thần kinh của thai nhi. Chúng ta có thể làm các loại nước ép, bánh trái cây, chè,… để thay đổi khẩu vị món ăn.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh hoa qua lam tang suc de khang - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Hoa quả làm tăng sức đề kháng

Những thức ăn nên tránh cho bà bầu

Đa số các loại thực phẩm đều rất tốt cho sức khỏe của mọi người nhưng ẩm thực cho bà bầu xin nhắc các bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn nhiều nhất là trong thời gian 3 tháng  đầu và cuối thai kỳ.
Các bà bầu nên cân nhắc trước khi ăn những món ăn sống, ăn tái. Nên nấu ăn thật chín trong thai kỳ, không nên ăn những loại cá sống, nghêu, sò, thịt bò tái, bít tết,… vì chúng có chứa những vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe. Cá hồi cũng là loại thực phẩm rất tốt nhưng lại chứa thủy ngân nên phải ăn theo một lượng nhất định. Trứng sống cũng không nên ăn trong thời gian này vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh ca song chua nhieu vi khuan khong tot cho me va be - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Cá sống chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho mẹ và bé
Ngoài ra, các loại thức ăn như thịt nguội, xúc xích, củ dền, pate, rau mầm, thức uống có cồn,… không nên sử dụng trong thời gian thai kỳ.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh khong nen an bit tet trong thai ky - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Không nên ăn bít tết trong thai kỳ
Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết để chăm sóc cho các bà bầu trong và sau mang thai được khỏe mạnh.
Với người già, nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, loãng xương… rất cao nên cần quan tâm nhiều hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Ở người cao tuổi, hàm răng dễ bị hư hỏng, lung lay nên cơ nhai yếu ảnh hưởng đến việc cắn, nhai thức ăn.Hơn nữa, khi đã lớn tuổi thì trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu; dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa giảm cả về số lượng và chất lượng.
Đó là những yếu tố làm cho người già ăn kém ngon miệng và tiêu hóa hấp thu giảm. Do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng ít hơn nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm, vì vậy chế độ ăn ở người cao tuổi cần chú ý giảm năng lượng đầu vào.
Dùng món luộc thay nướng
Nếu ở người trẻ tuổi mỗingày cần 2.500 Kcal thì khi đã 60 tuổi chỉ cần 2.000 Kcal và 70 tuổi chỉ cần 1.800 Kcal là đủ.
Với người già, cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các thứ căn có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và thay bằng cá. Chế biến các món hấp, luộc thay thế các món rán, nướng.
Dùng món luộc thay nướng
Tăng cường các món luộc trong thực đơn của người già giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm, dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim.
Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng hơn.
Ngoài việc cung cấp đạm trứng gà còn chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A… – những chất rất cần cho người cao tuổi. Mặc dù trứng có nhiều cholesterol không tốt cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp nhưng ở trứng cũng có lecithin giúp chuyển hóa cholesterol.
Chính vì vậy, để dung hòa giữa những ưu điểm và hạn chế của trứng đối với sức khỏe người cao tuổi,không nên ăn nhiều và cũng không nên kiêng hẳn. Tốt nhất là mỗi tuần nên có 3 quả trứng trong khẩu phần.
Thêm mỡ, giảm đường
Người cao tuổi nếu không bị béo phì, không mắc bệnh tim mạch, mỡ máu không cao thì cần bổ sung mỡ hằng ngày. Với người Việt Nam, năng lượng do lipid cung cấp nên đạt từ 20%tổng số năng lượng khẩu phần.
Điều đó có nghĩa là hiện nay, bữa ăn của chúng ta còn thiếu chất béo, nhất là ở nhiều vùng nông thôn, do đó không nên quá đề cao dầu thực vật mà bỏ quên mỡ động vật.
Tỉ lệ dầu thực vật nên chiếm từ 40% – 50% tổng số lipid, vì mỡ động vật như lipid của sữa và trứng có giá trị sinh học cao, rất cần cho cơ thể. Mặt khác, trong dầu thực vật có nhiều axít béo chưa no nên cũng dễ bị ôxy hóa tạo thành những chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
Đối với người cao tuổi,ăn nhiều đường không tốt vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháođường, tim mạch… Việc ăn bao nhiêu đường bột là vừa thì còn phụ thuộcvào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo, hoạt động thểlực nhiều hay ít…) nhưng với người cao tuổi nói chung, nên giảm lượng đường, bột trong khẩu phần.
Cha ông ta có câu “Già có bát canh như trẻ được manh áo”. Câu nói thể hiện người cao tuổi rất cần có một chế độ ăn nhẹ nhàng, không nên ăn uống “khô khan” quá, không nên uống quá nhiều nước nhưng cần uống đủ. Đối với người bình thường, trongmột ngày lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2.500 ml, trong đó nướcuống khoảng 1.000 ml – 1.500 ml.
Bớt ăn mặn
Chế độ ăn hợp lý có tác động làm giảm huyết áp và phòng xơ vữa động mạch. Vì thế, người cao tuổi chỉ nên ăn lượng muối dưới 6 g/ngày. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt hơn.
Bớt ăn mặn cho người già
Hoa quả tươi, nguồn các chất cần thiết tốt nhất cho người cao tuổi

Cùng đó, cần bổ sung chế độ ăn giàu kali. Kali có nhiều trong các loại rau, hoa quả như rau dền,dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải soong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu… Việc sử dụng thức ăn giàu canxi (sữa và các chế phẩm của sữa) cũng rất quan trọng nhưng nên sử dụng sữa tách bơ.

Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, suy nhược cơ thể… Vì vậy, để nâng cao sức khỏe của người cao tuổi, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo một số món ăn bổ dưỡng sau:
  1. Bánh nhân gà thập cẩm
Cách chế biến món này rất đơn giản. Bạn chỉ cần nguyên liệu là: thịt gà sống 150g, bột mì 200g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân bánh. Bột mì thêm nước nhào trộn cán thành vỏ bánh. Sau đó, bạn đem luộc hoặc hấp chín.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-01
Bánh nhân gà thập cẩm rất tốt cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy yếu, da khô
Có thể chọn món ăn này trong bữa ăn chính, ăn ngày 1 lần. Một đợt 5 – 10 ngày. Bánh nhân gà thập cẩm rất tốt cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy yếu, da khô.
  1. Cháo nhân sâm
Cháo nhân sâm là loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-2
Cháo nhân sâm là món ăn thích hợp cho người cao tuổi ăn kém, nhịp tim nhanh, mất ngủ hay quên
Cách chế biến món ăn này như sau:
  1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.
  2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.
  3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều thành cháo đường.
  4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.
Món này nên ăn lúc đói, hai bữa sáng và tối trong mùa đông.
Chú ý: Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà.
  1. Cháo hoàng kỳ
Đây là món ăn thích hợp cho người cao tuổi đang bị suy nhược cơ thể hoặc mắc bệnh dài ngày, ăn uống kém.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-04
Món ăn thích hợp cho người cao tuổi đang bị suy nhược cơ thể
Cách chế biến như sau: hoàng kỳ 30g, nhân sâm 4 – 8g (hoặc đảng sâm 10 – 15g), gạo tẻ 100 – 150g, đường trắng vừa đủ. Dược liệu thái lát hãm với nước, gạn lấy nước để sẵn. Gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho nước hoàng kỳ, nhân sâm và đường trắng vào, đun nhỏ lửa đến sôi.
Nên ăn cháo hoàng kỳ ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  1. Ruốc cá tiêu gừng
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-05
Món ruốc đơn giản mà bổ dưỡng cho người cao tuổi
Ruốc là một trong món ăn được nhiều người cao tuổi lựa chọn. Dưới đây Tapchiamthuc xin giới thiệu cách chế biến món ruốc đơn giản mà không kém phần hấp dẫn từ cá quả:
cá quả khoảng 1kg, làm sạch vẩy, bỏ ruột và đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, thêm ít nước, kho cho chín. Tiếp theo, bạn gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng liều lượng thích hợp, cho vào chảo rồi đảo đều tay đến khi sợi ruốc khô lại. Cuối cùng, bạn để ruốc thật nguội rồi cho vào lọ sạch đậy kín. Ăn trong các bữa ăn, từng đợt 5 – 7 ngày.
  1. Canh sườn ninh hạt sen
Bát canh từ sườn thăn ninh cùng hạt sen tươi thơm nồng hương vị quê hương, óng ánh quyến rũ không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn là “liều thuốc tiên” cho những ai mắc chứng mất ngủ.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-06
Hạt sen tươi bóc tách vỏ, bỏ tâm sen
Chỉ cần khoảng 150g hạt sen tươi, 200g khoai tây, 500g sườn thăn và chút ít gia vị là bạn có thể chế biến được món ăn ngon này. Cách làm như sau:
  • Sườn thăn nên chặt miếng dài 5cm, đun sôi với ít nước khoảng 3 phút sau đó chắt bỏ nước đi và cho nước mới vừa đủ dùng vào hầm nhừ.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-07
Sườn thăn nên chặt miếng dài khoảng 5cm
  • Hạt sen tươi bóc tách vỏ, bỏ tâm sen.
  • Chần hạt sen tươi qua nước sôi chừng 1 phút.
  • Khoai tây cũng cắt miềng dài bằng sườn. Sau khi cắt nên ngâm qua nước ấm hoặc nước muối loãng để tránh bị thâm.
  • Đợi khi nồi sườn sôi chừng 15 phút thì cho hạt sen vào ninh cùng cho nhừ. Tiếp đến là khoai tây.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
  • Để món canh thêm hấp dẫn, bạn có thể cắt ít hành lá nhỏ cho lên trên.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-08
Món ăn nhiều dinh dưỡng cho người cao tuổi
  1. Canh gà tần
Tiết trời chuyển mùa dễ gây ra những bệnh như cảm cúm, sốt, viêm họng cho người cao tuổi. Gà tần là một món ăn tốt giúp người cao tuổi bồi bổ sức khỏe.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-09
Món gà tần ăn thơm ngon, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn
Cách chế biến món này như sau:
Nguyên liệu:
  • 2 chiếc đùi gà.

  • 4-6 mớ ngải cứu.
  • 1-2 gói gia vị thuốc bắc hầm gà.
  • Nghệ tươi.
  • Dầu ăn, hạt nêm.

  • Cách làm
    Gà mua về làm sạch, chặt miếng to. Nghệ bỏ vỏ, đập dập. Cho các miếng gà vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa hạt nêm trong khoảng 1 tiếng.
    Sau đó, bạn gắp gà ra bát. Cho rau ngải cứu đã nhặt rửa sạch vào nồi vừa ướp gà, thêm chút hạt nêm, dầu ăn và đảo đều lên rồi gắp từng miếng gà vào xếp xen kẽ với rau ngải cứu, để thêm 30 phút nữa cho gia vị thấm đều.
    Cuối cùng, bạn đổ khoảng 1-2 bát nước tùy theo lượng nước muốn nhiều hay ít rồi đặt nồi lên bếp to lửa đun đến khi sôi thì giảm xuống lửa vừa đun trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội và lặp lại quy trình đun thêm 2 lần. Như vậy là bạn đã chế biến xong món gà tần bổ dưỡng.
    Chú ý: Trong quá trình đunn bạn không nên cho đũa vào đảo khiến rau bị nát, mất ngon. Món gà tần ăn thơm mềm, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn.
    Kính chúc các vị cao tuổi có một thực đơn ăn uống bổ dưỡng để tăng cường thể lực trong những ngày mùa đông này.

    Xem thêm>>

    Xem thêm>>

    Đóng liên hệ [x]
    hotline0906 18 40 60
    -->