An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Suc-khoe. Show all posts
Showing posts with label Suc-khoe. Show all posts
Với người già, nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, loãng xương… rất cao nên cần quan tâm nhiều hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Ở người cao tuổi, hàm răng dễ bị hư hỏng, lung lay nên cơ nhai yếu ảnh hưởng đến việc cắn, nhai thức ăn.Hơn nữa, khi đã lớn tuổi thì trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu; dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa giảm cả về số lượng và chất lượng.
Đó là những yếu tố làm cho người già ăn kém ngon miệng và tiêu hóa hấp thu giảm. Do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng ít hơn nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm, vì vậy chế độ ăn ở người cao tuổi cần chú ý giảm năng lượng đầu vào.
Dùng món luộc thay nướng
Nếu ở người trẻ tuổi mỗingày cần 2.500 Kcal thì khi đã 60 tuổi chỉ cần 2.000 Kcal và 70 tuổi chỉ cần 1.800 Kcal là đủ.
Với người già, cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các thứ căn có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và thay bằng cá. Chế biến các món hấp, luộc thay thế các món rán, nướng.
Dùng món luộc thay nướng
Tăng cường các món luộc trong thực đơn của người già giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm, dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim.
Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng hơn.
Ngoài việc cung cấp đạm trứng gà còn chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A… – những chất rất cần cho người cao tuổi. Mặc dù trứng có nhiều cholesterol không tốt cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp nhưng ở trứng cũng có lecithin giúp chuyển hóa cholesterol.
Chính vì vậy, để dung hòa giữa những ưu điểm và hạn chế của trứng đối với sức khỏe người cao tuổi,không nên ăn nhiều và cũng không nên kiêng hẳn. Tốt nhất là mỗi tuần nên có 3 quả trứng trong khẩu phần.
Thêm mỡ, giảm đường
Người cao tuổi nếu không bị béo phì, không mắc bệnh tim mạch, mỡ máu không cao thì cần bổ sung mỡ hằng ngày. Với người Việt Nam, năng lượng do lipid cung cấp nên đạt từ 20%tổng số năng lượng khẩu phần.
Điều đó có nghĩa là hiện nay, bữa ăn của chúng ta còn thiếu chất béo, nhất là ở nhiều vùng nông thôn, do đó không nên quá đề cao dầu thực vật mà bỏ quên mỡ động vật.
Tỉ lệ dầu thực vật nên chiếm từ 40% – 50% tổng số lipid, vì mỡ động vật như lipid của sữa và trứng có giá trị sinh học cao, rất cần cho cơ thể. Mặt khác, trong dầu thực vật có nhiều axít béo chưa no nên cũng dễ bị ôxy hóa tạo thành những chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
Đối với người cao tuổi,ăn nhiều đường không tốt vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháođường, tim mạch… Việc ăn bao nhiêu đường bột là vừa thì còn phụ thuộcvào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo, hoạt động thểlực nhiều hay ít…) nhưng với người cao tuổi nói chung, nên giảm lượng đường, bột trong khẩu phần.
Cha ông ta có câu “Già có bát canh như trẻ được manh áo”. Câu nói thể hiện người cao tuổi rất cần có một chế độ ăn nhẹ nhàng, không nên ăn uống “khô khan” quá, không nên uống quá nhiều nước nhưng cần uống đủ. Đối với người bình thường, trongmột ngày lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2.500 ml, trong đó nướcuống khoảng 1.000 ml – 1.500 ml.
Bớt ăn mặn
Chế độ ăn hợp lý có tác động làm giảm huyết áp và phòng xơ vữa động mạch. Vì thế, người cao tuổi chỉ nên ăn lượng muối dưới 6 g/ngày. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt hơn.
Bớt ăn mặn cho người già
Hoa quả tươi, nguồn các chất cần thiết tốt nhất cho người cao tuổi

Cùng đó, cần bổ sung chế độ ăn giàu kali. Kali có nhiều trong các loại rau, hoa quả như rau dền,dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải soong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu… Việc sử dụng thức ăn giàu canxi (sữa và các chế phẩm của sữa) cũng rất quan trọng nhưng nên sử dụng sữa tách bơ.

Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, suy nhược cơ thể… Vì vậy, để nâng cao sức khỏe của người cao tuổi, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo một số món ăn bổ dưỡng sau:
  1. Bánh nhân gà thập cẩm
Cách chế biến món này rất đơn giản. Bạn chỉ cần nguyên liệu là: thịt gà sống 150g, bột mì 200g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân bánh. Bột mì thêm nước nhào trộn cán thành vỏ bánh. Sau đó, bạn đem luộc hoặc hấp chín.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-01
Bánh nhân gà thập cẩm rất tốt cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy yếu, da khô
Có thể chọn món ăn này trong bữa ăn chính, ăn ngày 1 lần. Một đợt 5 – 10 ngày. Bánh nhân gà thập cẩm rất tốt cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy yếu, da khô.
  1. Cháo nhân sâm
Cháo nhân sâm là loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-2
Cháo nhân sâm là món ăn thích hợp cho người cao tuổi ăn kém, nhịp tim nhanh, mất ngủ hay quên
Cách chế biến món ăn này như sau:
  1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.
  2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.
  3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều thành cháo đường.
  4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.
Món này nên ăn lúc đói, hai bữa sáng và tối trong mùa đông.
Chú ý: Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà.
  1. Cháo hoàng kỳ
Đây là món ăn thích hợp cho người cao tuổi đang bị suy nhược cơ thể hoặc mắc bệnh dài ngày, ăn uống kém.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-04
Món ăn thích hợp cho người cao tuổi đang bị suy nhược cơ thể
Cách chế biến như sau: hoàng kỳ 30g, nhân sâm 4 – 8g (hoặc đảng sâm 10 – 15g), gạo tẻ 100 – 150g, đường trắng vừa đủ. Dược liệu thái lát hãm với nước, gạn lấy nước để sẵn. Gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho nước hoàng kỳ, nhân sâm và đường trắng vào, đun nhỏ lửa đến sôi.
Nên ăn cháo hoàng kỳ ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  1. Ruốc cá tiêu gừng
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-05
Món ruốc đơn giản mà bổ dưỡng cho người cao tuổi
Ruốc là một trong món ăn được nhiều người cao tuổi lựa chọn. Dưới đây Tapchiamthuc xin giới thiệu cách chế biến món ruốc đơn giản mà không kém phần hấp dẫn từ cá quả:
cá quả khoảng 1kg, làm sạch vẩy, bỏ ruột và đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, thêm ít nước, kho cho chín. Tiếp theo, bạn gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng liều lượng thích hợp, cho vào chảo rồi đảo đều tay đến khi sợi ruốc khô lại. Cuối cùng, bạn để ruốc thật nguội rồi cho vào lọ sạch đậy kín. Ăn trong các bữa ăn, từng đợt 5 – 7 ngày.
  1. Canh sườn ninh hạt sen
Bát canh từ sườn thăn ninh cùng hạt sen tươi thơm nồng hương vị quê hương, óng ánh quyến rũ không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn là “liều thuốc tiên” cho những ai mắc chứng mất ngủ.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-06
Hạt sen tươi bóc tách vỏ, bỏ tâm sen
Chỉ cần khoảng 150g hạt sen tươi, 200g khoai tây, 500g sườn thăn và chút ít gia vị là bạn có thể chế biến được món ăn ngon này. Cách làm như sau:
  • Sườn thăn nên chặt miếng dài 5cm, đun sôi với ít nước khoảng 3 phút sau đó chắt bỏ nước đi và cho nước mới vừa đủ dùng vào hầm nhừ.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-07
Sườn thăn nên chặt miếng dài khoảng 5cm
  • Hạt sen tươi bóc tách vỏ, bỏ tâm sen.
  • Chần hạt sen tươi qua nước sôi chừng 1 phút.
  • Khoai tây cũng cắt miềng dài bằng sườn. Sau khi cắt nên ngâm qua nước ấm hoặc nước muối loãng để tránh bị thâm.
  • Đợi khi nồi sườn sôi chừng 15 phút thì cho hạt sen vào ninh cùng cho nhừ. Tiếp đến là khoai tây.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
  • Để món canh thêm hấp dẫn, bạn có thể cắt ít hành lá nhỏ cho lên trên.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-08
Món ăn nhiều dinh dưỡng cho người cao tuổi
  1. Canh gà tần
Tiết trời chuyển mùa dễ gây ra những bệnh như cảm cúm, sốt, viêm họng cho người cao tuổi. Gà tần là một món ăn tốt giúp người cao tuổi bồi bổ sức khỏe.
6-mon-an-bo-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-09
Món gà tần ăn thơm ngon, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn
Cách chế biến món này như sau:
Nguyên liệu:
  • 2 chiếc đùi gà.

  • 4-6 mớ ngải cứu.
  • 1-2 gói gia vị thuốc bắc hầm gà.
  • Nghệ tươi.
  • Dầu ăn, hạt nêm.

  • Cách làm
    Gà mua về làm sạch, chặt miếng to. Nghệ bỏ vỏ, đập dập. Cho các miếng gà vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa hạt nêm trong khoảng 1 tiếng.
    Sau đó, bạn gắp gà ra bát. Cho rau ngải cứu đã nhặt rửa sạch vào nồi vừa ướp gà, thêm chút hạt nêm, dầu ăn và đảo đều lên rồi gắp từng miếng gà vào xếp xen kẽ với rau ngải cứu, để thêm 30 phút nữa cho gia vị thấm đều.
    Cuối cùng, bạn đổ khoảng 1-2 bát nước tùy theo lượng nước muốn nhiều hay ít rồi đặt nồi lên bếp to lửa đun đến khi sôi thì giảm xuống lửa vừa đun trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội và lặp lại quy trình đun thêm 2 lần. Như vậy là bạn đã chế biến xong món gà tần bổ dưỡng.
    Chú ý: Trong quá trình đunn bạn không nên cho đũa vào đảo khiến rau bị nát, mất ngon. Món gà tần ăn thơm mềm, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn.
    Kính chúc các vị cao tuổi có một thực đơn ăn uống bổ dưỡng để tăng cường thể lực trong những ngày mùa đông này.

    Cứ vào thời tiết giao mùa, bệnh sốt xuất huyết lại có cơ hội bùng phát gây bệnh đặc biệt cho trẻ em. Việc phát hiện dấu hiệu của bệnh và điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cũng cần lưu tâm.

    Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết
    Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là:
    muỗi Aedes aegypti

    Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người khác. Đó là những nguyên nhân điển hình gây nên bệnh sốt xuất huyết.

    Công dụng của cây nhọ nồi

    Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

    Cỏ nhọ nồi cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.

    Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng, ngày dùng 6 - 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

    Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

    Chữa bệnh sốt xuất huyết bằng cây nhọ nồi

    Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dùng nhọ nồi để chữa bệnh theo các bài thuốc sau:

    Bài 1: Cây nhọ nồi 40g, rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g. Tất cả sao cháy xong đem sắc đặc để uống.
    Bài 2: Cây nhọ nồi tươi 40g, rau sam 20g, sắn dây 20g, lá huyết dụ 20g. tất cả đem sắc uống trong ngày. Bài thuốc này có thể trị ngứa, trị đau đầu buồn nôn cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

    Bài 3: Cây nhọ nồi 16g, lá cúc tần 12g, bông mã đề 16g, sắn dây 20g. Tất cả đem sắc với 600ml nước trong 30ph, uống ngày 3 lần.

    Bài 4: Cây nhọ nồi khô 30g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g đem sắc với 3 bát nước, sắc đến khi nước cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này tốt cho trường hợp bệnh nhân có xuất huyết dưới da, nôn hoặc tiểu tiện ra máu.

    Bài 5: Cây nhọ nồi 50g, rau diếp cá 100g, rau ngót 100g. Tất cả đem rửa sạch rồi vò với nước sôi để nguội, đem uống trong ngày.

    Một số lưu ý khi dùng những bài thuốc từ cây nhọ nồi

    - Với tất cả các bài thuốc này, trẻ em từ 1-5 tuổi chỉ dùng liều lượng bằng 1/3 người lớn. Trẻ từ 6-13 tuổi liều bằng 1/2 người lớn. Trẻ còn bú mẹ thì cho mẹ uống thuốc để truyền điều trị cho con qua sữa.

    - Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì không sử dụng thuốc từ nhọ nồi.

    - Phụ nữ mang thai uống nhọ nồi có thể bị sảy thai nên trường hợp phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cũng không được uống theo những bài thuốc này.

    Theo tạp chí Sống Khỏe

    Sau đây là một số bài thuốc và cách dân gian chữa viêm họng hạt phổ biến được áp dụng từ trước đến nay:

    1. Mật ong và tỏi

    Mật ong và tỏi là những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mang lại lợi ích sức khỏe gấp đôi đối với con người. Hấp cách thủy mật ong với tỏi để khống chế ho, đau họng dai dẳng là giải pháp chữa viêm họng hạt công hiệu mà mọi người cũng cần biết.
    Cách làm: Chuẩn bị một hũ thủy tinh chừng 150-200ml và 1-2 củ tỏi đã bóc vỏ và băm nhỏ. Cho tỏi vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, đổ mật ong vào đầy 2/3 hũ, đem hấp hoặc đun cách thủy chừng 15-20 phút cho tỏi chín. Lưu ý, lúc hấp nhớ mở nấp hũ, thỉnh thoảng mở vung nồi để kiểm tra nước có bị trào vào hũ mật ong không.
    Mật ong và tỏi
    2. Quất ngâm mật ong

    Quất ngâm mật ong

    Một cách đơn giản trị viêm họng tại nhà được không ít người ưu chuộng sử dụng đó chính là dùng quất ngâm mật ong. Trong quả quất có chứa các chất giúp tiêu diệt vi khuẩn khá tốt, cộng thêm mật ong có tác dụng làm dịu họng và diệt khuẩn nên đây là công thức trị bệnh viêm họng hạt tuyệt vời. Bạn nên chọn những quả quất chín và vàng đều, mật ong thì nên chọn mật ong nguyên chất chưa pha.
    Cách làm: Cho quất vào một chiếu hũ có nắp, cho thêm mật ong và ngâm, nén chặt xíu nhưng không vỡ trái quất. Ngâm một thời gian khoảng 1 tháng hoặc hơn là bạn đã có thể lấy ra sử dụng. Dùng cả bã lẫn nước ngậm và nuốt sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau họng do viêm họng hạt gây ra khá hiệu quả.

    3. Gừng

    Gừng

    Gừng là gia vị có tính ấm, vị cay nồng. Gừng tươi có thể dùng làm vị thuốc để trị cảm, sốt hoặc dùng cho người gặp vấn đề về chân tay lạnh, suy nhược cơ thể hay các bệnh về xương khớp khác. Gừng sẽ giúp bệnh nhân viêm họng hạt đẩy lùi cơn viêm họng hạt, loại bỏ vi khuẩn bất lợi và giữ ấm cho vùng cổ họng.Cách làm: cho vài lát gừng tươi vào ấm trà nóng, đậy nắp lại và ngâm khoảng 15 phút, sau đó rót vào tách nhỏ dùng dần. Mỗi ngày 2 tách như thế vào sáng và tối, uống khi trà còn ấm.

    4. Lá trâm ổi

    Lá trâm ổi

    Lá trâm ổi có vị đắng, hôi, hơi có độc, có khả năng tiêu độc, tiêu sưng, hạ sốt; được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y chữa các bệnh về viêm họng, ghẻ lở, viêm da, thấp khớp cũng như các vết chàm.
    Cách làm: Để trị viêm họng hạt theo cách này, các bạn cần chuẩn bị từ 3-6 lá trâm ổi, rửa sạch rồi cho vào miệng nhai cùng 1 lát gừng tươi và 1 hạt muối. Sau đó ngậm rồi nuốt thuốc từ từ. Sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 10 ngày các triệu chứng ho khan, đờm trong cổ họng sẽ giảm đi rõ rệt. Từ 30-45 ngày sẽ trị dứt điểm được viêm họng hạt.

    Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong lá trâm ổi có chứa Lentaden A và Lentamin rất độc, vì thế không nên sử dụng lượng lá lớn hơn so với công thức của bài thuốc, tránh hậu quả khôn lường mà nó đem lại.

    5. Nước muối

    Muối, đặc biệt là muối biển được xem là một trong những chất có tác dụng loại trừ vi khuẩn khá hiệu quả. Chính vì vậy khi bị viêm họng bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng, thậm chí trong vệ sinh răng miệng hằng ngày bạn cũng nên duy trì thói quen này để giữ cho khoan miệng luôn sạch sẽ.

    Cách làm: Chuẩn bị một cốc nước ấm, thêm 1 thìa muối biển vào hòa tan đến khi muối lẫn vào với nước và không còn cặn thì dùng súc miệng. Khi súc họng nên ngửa cổ về phía sau để nước muối có thể chạm được vào thành phía sau họng, dùng lưỡi đẩy lên để tạo âm thanh “khò khò” rồi nhã ra, lặp lại thao tác này 2-3 lần sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

    6. Lá diếp cá + nước vo gạo

    Lá diếp cá từ lâu đã nổi tiếng là loại thực phẩm có khả năng trị ho, viêm họng hạt rất hiệu quả.

    Cách làm: Dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát sau đó cho vào nồi cùng 1 bát nước vo gạo đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho đến khi nhừ và chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần bạn sẽ thấy công hiệu.

    7. Lá xương sông + đường phèn

    Dùng khoảng vài lá xương sông rửa sạch, đem thái nhỏ sau đó cho thêm một ít mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Để nguội và chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để chữa viêm họng, ho, nôn trớ và tiêu đờm hiệu nghiệm.

    Theo tạp chí Sống Khỏe

    Tỏi đen được dùng làm dược liệu để phòng và chữa được một số loại bệnh. Vậy bạn đã biết chính xác công dụng của tỏi đen, phòng được bệnh gì và phòng như thế nào chưa?
    Tỏi đen và cách chế biến

    Tỏi đen (Black garlic) được biết đến rất lâu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, riêng tại Việt Nam, vài năm gần đây, tỏi đen mới bắt đầu được sử dụng làm thực phẩm. Đây là dạng tỏi được lên men từ tỏi tươi trong một thời gian dài, sản phẩm thu được sẽ có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng tốt hơn tỏi tươi. Vì sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao trong tỏi đen, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-cystein (SAC).
    Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

    Qua quá trình lên men nên tỏi đen giảm mùi hăng cay của tỏi tươi, tỏi trở nên ngon miệng hơn, dễ ăn hơn, đồng thời mất mùi hôi ở miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi đen có hương vị như trái cây sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn.

    Cách chế biến tỏi đen: tỏi tươi, chọn loại tốt được ủ ở nhiệt độ từ 60-80 độ C, trong thời gian khoảng 30-45 ngày sẽ biến thành tỏi đen. Chế biến tỏi đen gọi là tốt khi bề ngoài tỏi đen có màu đen nhánh, dẻo, không dính, có vị ngọt khi nếm.
    Quá trình lên men và tăng tác dụng sinh học khi lên men

    Trong quá trình lên men, protein trong tỏi tươi bị cắt thành các amino acid, carbohydrate, đặc biệt allicin thành chất không mùi, alliin giảm tính kích thích và bị khử ôxy vì thế tỏi trở thành màu đen.

    Tỏi đen thay đổi vị, mùi, ăn được, dễ hấp thu và duy trì được giá trị trong y học. Hoạt tính của men SOD (Superoxide dismutase) mạnh gấp 8, 7 lần tỏi tươi; nồng độ polyphenol có tác dụng chống gốc tự do mạnh hơn tỏi tươi 10 lần.

    Những tác dụng sinh học của tỏi đen

    - Tác dụng chống ung thư

    Quá trình lên men, tỏi đen chứa hợp chất SAC và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng cao hơn nhiều so với tỏi tươi, chúng có tác dụng chống gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra dịch chiết tỏi đen có hiệu lực hạn chế phát triển tế bào khối u. Cơ chế chống ung thư của tỏi đen không trực tiếp gây độc tế bào u mà qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

    - Tác dụng chống vi khuẩn, virus, kháng nấm

    Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm do có chứa chất allicin. Trong tỏi đen, nhờ chất S-ally-L-cysteine hỗ trợ giúp cho sự hấp thụ và chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập, nhiễm nấm.

    - Tác dụng phòng bệnh mạn tính không lây

    Tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống ôxy hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi. Các chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào, do đó có thể làm chậm lại quá trình lão hóa. Vì thế, tỏi đen dùng hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, bệnh Alzheimer, bệnh đái tháo đường…

    Như vậy, tỏi đen được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi tươi.

    Như vậy, tỏi đen vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa tăng cảm giác ngon miệng. Vì thế, tỏi đen ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng cao cấp và phối hợp trong nhiều món ăn trên thế giới.

    Lưu ý: Cần cân nhắc khi dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

    Theo tạp chí Sống Khỏe

    Làm đẹp là nhu cầu bức thiết của mọi phụ nữ tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng có lợi cho sức khỏe.

    1. Tẩy trắng da

    Người Việt rất thích làn da trắng và do vậy việc tẩy trắng trở nên ngày càng phổ biến.
    Tẩy trắng da
    Một số sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các loại kem làm sáng da, có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân thường được sử dụng trong các loại kem làm sáng da bởi vì nó ngăn chặn việc sản xuất sắc tố da melanin. Mức thuỷ ngân cao cũng có thể được tìm thấy trong một số loại xà phòng, sữa và các sản phẩm chống lão hóa.

    Tuy nhiên, việc tiếp xúc với thủy ngân có thể gây ra những tổn thương về thận, hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.

    Vì vậy trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy trắng da hãy kiểm tra thành phần cụ thể.

    2. Nhuộm da nâu

    Để có một làn da nâu mà họ cho rằng là săn chắc và khỏe khoắn, giới trẻ chấp nhận ngồi hàng giờ dưới các đèn cực tím hoặc nằm trên giường nhuộm da mặc dù điều này ảnh hưởng không hề tốt đến sức khỏe.

    Các đèn cực tím và giường nhuộm da phát ra bức xạ cực tím (UV) ở mức có thể hủy hoại da và thậm chí cuối cùng có thể gây tình trạng lão hóa da sớm, bỏng da, tổn thương mắt hoặc ung thư da.

    Một nghiên cứu năm 2010 đăng tải trên tạp chí Clinical and Experimental Dermatology phát hiện, việc thường xuyên tiếp xúc với các tia UV có thể dẫn tới việc nghiện nhuộm da, đặc biệt ở phụ nữ và những người bắt đầu tạo màu da nâu nhân tạo từ khi còn ít tuổi.

    Không những thế, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng chứa tia UV có thể dẫn đến việc nghiện tắm nắng.

    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học H California (San Francisco, Mỹ) đã phân tích tổng hợp 12 nghiên cứu được công bố từ năm 1985 và kết quả cho thấy những người sử dụng giường tắm nắng tăng 67% nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và 29% nguy cơ ung thư tế bào đáy so với những người không bao giờ sử dụng giường này.

    Nhuộm da nâu chính xác là một phương pháp làm đẹp cực kỳ nguy hiểm.

    3. Xăm hình

    Xăm hình trở thành xu hướng làm đẹp ngày càng thông dụng đặc biệt là giới nghệ sĩ.

    Xăm hình trở thành xu hướng làm đẹp

    Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra số các hình xăm trên cơ thể một người cũng tỷ lệ thuận với nguy cơ nhiễm viêm gan C của người đó. Đặc biệt là khi kim được sử dụng để tạo hình xăm của bạn không được khử trùng sạch sẽ và nhiễm vào máu.

    Bệnh viêm gan C gây ra bởi một loại virus tấn công và làm sưng gan, có thể dẫn đến xơ gan hoặc vết sẹo của mô gan, ung thư gan và suy gan.

    Ngoài ra, những người xăm mình cũng rất dễ bị nhiễm trùng da, gây mẩn đỏ, sưng và đau.

    Hơn nữa, thuốc nhuộm hình xăm màu đỏ, xanh lá cây, vàng có thể gây ra dị ứng da, phát ban, ngứa.

    4. Dùng kính áp tròng

    Đây có lẽ là xu hướng vô cùng “hot” hiện nay đặc biệt là đối với giới trẻ trong việc làm đẹp.

    Theo một số chuyên gia thì kính giãn tròng giúp mắt bạn trông có vẻ to hơn là nguyên nhân gây ra những vấn đề thị lực nghiêm trọng.

    Theo Karen Riley - một quan chức Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm ở Mỹ cho biết: Người sử dụng kính áp tròng có nguy cơ bị những tổn thương mắt trầm trọng, thậm chí là mù khi họ mua kính áp tròng mà không theo một toa thuốc phù hợp hay có sự tư vấn của chuyên gia.

    5. Ép tóc

    Bên cạnh việc làm đẹp cho da thì các công việc liên quan đến tóc cũng phổ biến không kém trong đó có ép tóc.

    Một số sản phẩm dùng ép tóc thẳng chứa các hóa chất khác nhau bao gồm cả formaldehyde - một hóa chất có độ nguy hiểm cao.

    Formaldehyde là một chất khí có mùi mạnh có thể gây kích ứng mắt và mũi,và gây ra phản ứng dị ứng như hen suyễn như các vấn đề về hô hấp và phát ban da và ngứa, nếu hít vào.

    Cơ quan quản lý An toàn lao động và Sức khỏe Mỹ (OSHA) từng phát đi cảnh báo hồi tháng 4/2011 tới các chủ salon làm tóc và nhân viên về hiểm họa từ việc tiếp xúc với formaldehyde trong khi dùng các sản phẩm duỗi tóc.

    Nói chung tóc cũng cần thời gian để nghỉ, ép tóc để làm đẹp là có thể nhưng không nên làm quá nhiều.


    Theo tạp chí Sống Khỏe
    Mồ hôi có nhiều mặt tích cực và thú vị chứ không hẳn là một cái gì đáng ghét như bạn nghĩ, ngoài việc cơ thể đổ mồ hôi để cân bằng nhiệt bên trong cơ thể, mồ hôi tiết ra ở nách còn để tạo nên mùi hương quyến rũ giới tính, một điểm nhấn đáng yêu trong cuộc sống.


    Đổ mồ hôi là một quá trình tự nhiên giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết oi bức và khi chúng ta hoạt động thể thao. Khi mồ tiết ra bề mặt da, nó đồng giải phóng nhiệt giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên ở một số người, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường dẫn đến phiền phức làm chúng ta kém tự tin, nhất là trong những tình huống tế nhị khi tình trạng này xảy ra trong buổi hẹn gặp đầu với bạn gái. Cảm xúc cũng ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi nhiều, bạn đã từng thấy tay áo của mình ướt đẫm mồ hôi khi thực hiện một buổi thuyết trình nhóm.

    Bạn có thắc mắc tại sao tuyến mồ hôi trải khắp cơ thể, nhưng lại tiết ra nhiều chủ yếu ở dưới nách? Do ở nách có các tuyến Apocrine sản sinh ra nhiều mồ hôi, mồ hôi sản xuất bởi tuyến này có chứa các protein và các axit béo làm nó đặc hơn và có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Đó là lý do tại sao vết mồ hôi xuất hiện dưới cánh tay lại có màu vàng.

    Vậy cách chữa hôi nách như nào?

    Bản thân mồ hôi không có mùi, nhưng do vi khuẩn chuyển hóa các protein và các axit béo có trong mồ hôi đã tạo ra mùi khó chịu. Để hạn chế tình trạng này bản thân chúng ta phải chú ý đến vệ sinh cá nhân, cùng với đó hiện nay đã có một số cách để hạn chế việc đổ mồ hôi và ngăn mùi hiệu quả.

    Tạo thói quen sử dụng một chất chống đổ mồ hôi trước khi chúng ta ra khỏi nhà, nhiều người đã áp dụng với một chất chống đổ mồi hôi và khử mùi hôi nách đã đạt hiệu quả cao.

    Sự khác biệt giữa sản phẩm chống đổ mồ hôi và ngăn ngừa mùi là gì? Chất khử mùi giúp dấu đi mùi khó chịu của cơ thể, trong khi chất chống ra mồ hôi chứa các thành  phần điều tiết tuyến mồ hôi của cơ thể. Chất khử mùi đã được phát kiến cách đây 5000 năm ở các nền văn hóa cổ đại họ đã biết sử dụng các tinh dầu thơn tự nhiên để che đi các mùi cơ thể. Theo thời gian các công thức pha chế ngày càng phức tạp hơn để tạo ra các sản phầm nước hoa. Đầu thế kỷ 20 chúng ta đã biết sử dụng nhôm clorua để ngăn chặn sản xuất mồ hôi của cơ thể, kể từ đó các sản phẩm ngăn mùi được ra đời với nhiều dạng khác nhau từ chai, kem bôi rồi lăn khử mùi.

    Ngày nay ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm ngăn mồ hôi đã phát triển chóng mặt với nhiều công thức được tạo ra, dành cho tất cả mọi người. Từ nam giới những người thường hoạt động nhiều dẫn đến việc đổ mồ hôi, cho đến nữ giới và thanh thiếu niên. Những công thức mới ra đời với chất chủ đạo là nhôm clorua ngày càng mạnh mẽ hơn để ngăn chặn việc đổ một hôi.

    Trước đây thành phần nhôm clorua chỉ chiếm từ 10-25 % thì ngày nay với một sản phẩm tác dụng mạnh có thể chứa tới 30-45% nhôm clorua. Nhôm clorua thấm vào các tuyến mồ hôi ngăn hấp thu các hại mồ hôi nhỏ vào ống dẫn mồ hôi. Làm chậm hình thành các dòng chảy mồ hôi.

    Vùng da dưới cánh tay như một cỗ máy sản xuất mồ hôi, đặc biệt với một số người quá trình này diễn ra mạnh mẽ khiến họ phải sử dụng phẫu thuật để loại bỏ một số tuyến mồ hôi dưới cánh tay. Không nên sử dụng các sản phẩm ngăn mồ hôi nách sau 1-2 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật trên.

    Không tắm đặc biệt là nước nóng khi vừa sử dụng các sản phẩm chống mồ hôi, thay vào đó thoa lên khi da khô thoáng. Hãy chắc chắn rằng các chất đó sẽ ở trên da bạn ít nhất 8 giờ đồng hồ.

    Sử dụng các sản phẩm chống mồ hôi vào ban đêm để đạt hiệu quả cao vì đó là thời điểm mà tuyến mồ hôi ít hoạt động nhất tạo điều kiện cho các chất có trong sản phẩm sẽ thấm vào tốt hơn. Nên sử dụng sản phẩm lần tiếp theo vào buổi sáng hôm sau.

    Tuy nhiên, ngay cả sản phẩm chống mồ hôi có mạnh mẽ tới đâu cũng không hoạt dộng tốt nếu bạn sử dụng một lớp vải dày giữ nhiệt và ẩm cả ngày.

    Việc chọn đồ mặc trên người có thể làm bạn thấy mát mẻ thoải mái hoặc dễ đổ mồ hôi nhiều hơn, vì vậy để chống đổ mồ hôi trước tiên bạn nên điểm lại tủ quần áo của mình. Quần áo làm bằng vải tự nhiên chẳng hạn như bông len, tơ tằm thường được dệt lỏng hơn sợi tổng hợp dẫn đến thoáng hơn và không khí có thể tiếp xúc nhiều với da của bạn. Hơn nữa các loại vải này hấp thụ độ ẩm tốt, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây ra mùi khó chịu.

    Ngược lại với các loại vải tổng hợp chẳng hạn như nilon, rayon, polyester được dệt chặt chẽ hơn nên có xu hướng giữ nhiệt làm cơ thể bạn tiết nhiều mồ hôi hơn. Thêm vào đó còn có tích lũy độ ẩm do khó bay hơi. Tất cả tạo ra hiệu ứng nhà kính dưới nách của bạn, giữ nhiệt và làm ẩm da. Tuy nhiên không phải tất cả vải nhân tạo đều gây đổ mồ hôi nhiều cho người mặc, được làm từ cellulose thực vật và bột giấy những vật liệu có chức năng gần giống như vải tự nhiên giúp chúng ta thoải mái khi mặc. Ngoài ra còn có các loại vải có sợi nhỏ được thiết kế để hút ẩm trên da ra ngoài bề mặt quần áo, giúp cho việc bay hơi nhanh hơn.

    Có những trường hợp bạn đã làm tốt tất cả các hướng dẫn, tuy nhiên mồ hôi vẫn ra nhiều. Bạn sẽ đối phó ra sao, có một vài ý tưởng cho các tình huống này. Đó là khi phát biểu trước đông người, đi phỏng vấn xin việc, ngày làm việc đầu tiên… là những tình huống gây căng thẳng lo lắng. Khi đó tim bạn đập nhanh hơn, miệng của bạn trở nên khô và bắt đầu toát mồ hôi. Với một số người họ rất dễ đổ mồ hôi, thậm chí là một chút lo lắng cũng làm họ toát ra nhiều mồ hôi.

    Hãy xem xét một số cách có thể giúp bạn bớt lo lắng, tìm hiểu xem nguyên nhân gây nên sự lo lắng của bạn, trước khi dối diện với các tình huống trên bạn hãy để tinh thần được thoải mái bằng cách thể hiện các cảm xúc của mình, hoặc có thể suy nghĩ những điều tốt đẹp và tích cực.

    Củng cố tinh thần bằng lối sống lành mạnh, ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày, luyện tập sức khỏe và suy nghĩ tích cực.

    Căng thẳng nhất thời không là thủ phạm duy nhất dẫn đến đổ mồ hôi nhiều dưới cánh tay mà những vấn đề lo lắng lâu dài cũng góp một phần lớn, cùng chia sẻ một số cách để kiểm soát nó.

    Một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn xử lý những căng thẳng lâu dài. Một số người thấy rằng việc hít thở thật sâu, hoặc ngồi thiền mỗi ngày là một cách hữu hiệu để kiểm soát việc ra mồ hôi (giúp cơ thể tự điều chỉnh các tuyến nội tiết và các phản ứng dẫn tới việc đổ nhiều mồ hôi), tập các bài tập yoga, khí công, thiền (hoặc bất kỳ một bài tập nào giúp ta hiểu rõ hơn về cơ thể mình và điều hòa nhịp thở) đều có tác dụng tốt.

    Một số người thấy rằng có một số thực phẩm hoặc đồ uống nào đó làm họ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường hoặc gây mùi khó chịu trên cơ thể. Đồ uống chứa caffeine, đồ uống có cồn, hành tỏi là những thủ phạm phổ biến nhất mà bạn cần hạn chế sử dụng.

    Bạn bắt đầu ngày làm việc mới với 1 đến 2 cốc cafe, trong cafe có chứa caffeine tác động lên hệ thần kinh trung ương và dẫn đến tuyến mồ hôi hoạt động. Khi uống nước giải khát, nhiệt trong nước sẽ làm nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên cơ thể bắt đầu sản xuất mồ hôi. Bạn có thể uống với đá để tránh được vấn đề trên, tuy nhiên chỉ là tại thời điểm đó.

    Khi bạn ăn đồ ăn cay như ớt có chứa chất capsaicin nó sẽ gử tín hiệu đến tuyến mồ hôi. Và vì các tuyến mồ hôi nghĩ rằng bạn cần làm mát, nên sẽ sản xuất mồ hôi.

    Quá trình đổ mồ hôi bắt đầu ở một vùng trong não. Tuyến nhạy cảm này biết khi nhiệt độ trong cơ thể tăng lên nó sẽ gửi tín hiện đến các tuyến khác trong đó có tuyến mồ hôi. Bạn có thể ngăn quá trình này bằng cách uống nước lạnh, uống nước là cách đển giảm nhiệt độ trong cơ thể giảm các tín hiệu đến các tuyến sản xuất mồ hôi. Bạn nên uống nhiều nước nhất là khi thời tiết nóng, khi vừa vận động mạnh hoặc khi có dấu hiệu mất nước (da khô, nước tiểu có màu vàng sẫm).

    Nếu hoạt động ở môi trường dễ bị đổ mồ hôi bạn có thế sử dụng Tacl hoặc Baking soda để khử mùi.

    Một loại trái cây phổ biến giúp bạn kiểm soát mồ hôi dưới cánh tay đó là chanh. Nó sẽ có tác dụng như một chất khử mùi tự nhiên, nước chanh có chứa axit ngăn chặn mồ hôi được sản xuất. Trước khi đi ngủ lấy một quả chanh cắt làm đôi và chà vào vùng da dưới cánh tay đến khi da được phủ một lớp nước chanh sau đó để cho khô, làm kiên trì và thường xuyên sẽ đạt hiệu quả.

    Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường hoặc tại các thời điểm bất thường bạn nên đi gặp bác sĩ để để đảm bảo rằng bạn không gặp phải vấn đề về sức khỏe hay một căn bệnh nào đó. Ra mồ hôi nhiều cũng là một triệu chứng của các bệnh bao gồm bệnh tim mạch, cường giáp, hạ đường huyết, bệnh bạch cầu, thời kỳ mãn kinh, ung thư hạch, Hodgkin, bệnh lao và một số rối loạn do căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau hay thuốc chữa trầm cảm.

    Bác sỹ cũng có thể chuẩn đoán bạn bị chứng hyperhidrosis đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân và mặt, gây nên lo lắng và bối rối làm gián đoạn các hoạt động thường ngày của bạn. Rất may, ngày nay với sự tiến bộ của y tế đã có những phương pháp giúp điều trị tình trạng này.

    - Một số phương pháp mà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các bác sĩ khuyên dùng mang lại hiệu quả tích cực:

    + Iontophoresis: tạo một cú sốc điện nhẹ khi cơ thể ngâm trong nước, giúp giảm bớt hoạt động của một số tuyến mồ hôi. Phương pháp kéo dài từ 15-20 và thực hiện một lần một ngày trong thời gian ngắn.

    + Tiêm Botox (Botulium toxin): botox là được chiết xuất từ vi khuẩn tương tự như Penicilline sản sinh từ nấm mốc, được tiêm dưới cánh tay để chặn các dây thần kinh kích thích sản sinh ra mồ hôi. Việc điều trị có hiệu quả trong 5-6 tháng.

    + Thuốc kháng acetylcholine: sử dụng các thuôc chứa Glycopyrrolate(Robinul, Robinul Forte) hay Anticholinergics các chất này ngăn chặn hoạt động của Acetylcholine một chất để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Phương pháp này có hiệu quả trong vài tuần, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón hoặc nhìn mờ.

    + Sử dụng các thuốc an thần giúp giảm căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi, tuy nhiên đây là phương pháp sử dụng cho những người có nguyên nhân đổ mồ hôi do stress và thực hiện nghiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    + Phẫu thuật đây là phương pháp sử dụng cuối cùng khi những phương pháp đề cập trên không hiệu quả. Sử dụng một dụng cụ nội soi nhỏ được chèn dưới nách làm gián đoạn các giây thần kinh giao cảm gây ra đổ mồ hôi. Liệu pháp này có hiệu quả cao nhưng nhiều tác dụng phụ như khó thở, tổn thương hệ thần kinh hoặc đổ mồ hôi nhiều ở các bộ phận khác trên cơ thể.

    + Tập thiền đứng, khí công dưỡng sinh để cơ thể tự cân bằng tâm sinh lý và các tuyến nội tiết, bao gồm các tuyến mồ hôi và các phản ứng gây tăng tiết mồ hôi.
    Một số bạn nữ vì công việc phải thức khuya, dẫn đến việc bạn phải ăn khuya nhưng rất sợ mập. Hãy lưu vào sổ tay của bạn 6 món sau đây nếu bạn "đói về đêm" nhé.
    1. Trứng luộc
    Trứng giàu protein, chất béo có lợi, hàm lượng calo thấp, mang lại cảm giác no lâu mà vẫn không gây tăng cân. Trứng luộc là món ăn được rất nhiều người lựa chọn cho “công cuộc” giảm cân. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn trứng 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ ăn 1 quả.
    Trứng luộc là món ăn được rất nhiều người lựa chọn cho “công cuộc” giảm cân. Ảnh: Internet
    2. Sữa chua không đường
    Các mẹ có thể yên tâm khi ăn sữa chua ban đêm bởi nó làm giảm cơn đói nhanh chóng. Nên chọn loại sữa chua không đường, ít béo. Sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 120 calo nhưng có tới 8 – 13g protein, vì thế rất có lợi cho cơ thể.
    3. Ngũ cốc nguyên hạt
    Ngũ cốc nguyên hạt là những loại ngũ cốc như lúa, lúa mì sau khi được chà xát lấy đi lớp vỏ trấu bên ngoài, hạt vẵn còn giữ màng cám, mầm, và phần chính của hạt gọi là phôi nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm no nhanh hơn là lúa mì hay gạo nên có thể ổn định được cơn đói. Ngũ cốc nguyên hạt còn giảm tốc nhiều bệnh như tai biến mạch máu não, hen suyễn và ung thư ruột kết.
    4. Nước khoáng
    Uống nước khoáng vào buổi đêm sẽ giúp kích thích hệ thần kinh, làm tăng cường thị lực và giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Mẹo nhỏ cho chúng ta khi uống nước khoáng vào ban đêm là đun nóng nước trong khoảng 3 – 5 phút. Cách làm này sẽ giúp tiêu diệt và giảm thiểu tác hại của các chất như clorua, nitrit… trong nước khoáng.
    5. Hạnh nhân
    Hạnh nhân có hàm lượng lớn chất xơ, protein và các chất béo chưa bão hòa. Hạnh nhân giúp giảm cơn thèm ăn nhanh chóng. Hạnh nhân còn có khả năng giảm mỡ bụng hiệu quả nhờ vào hàm lượng axit alpha-linolenic, có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa mỡ thừa.
    Hạnh nhân giúp giảm cơn thèm ăn nhanh chóng. Ảnh: Internet
    6. Quả việt quất
    Loại quả này có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi ăn một lượng lớn quả việt quất, sẽ làm giảm tới 73% số tế bào làm hình thành mô mỡ. Nếu chỉ dùng một lượng nhỏ, sẽ làm giảm 27% tế bào gây bệnh béo phì. Vì thế, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng việt quất làm thực phẩm chống đói cho bữa ăn đêm.

    Thời gian gần đây, y học lại phát triển theo hai chiều hướng có vẻ như trái ngược. Một mặt, liên tục có những thành tựu vượt bậc trong các nghiên cứu về sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật hiệu quả hơn. Mặt khác, khoa học cũng đã ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền Y học cổ truyền vốn thuận theo tự nhiên có từ ngàn xưa, và do đó nhiều người có xu hướng quay về nguồn cội, ưa chuộng nền y học giản dị nhẹ nhàng gần với tự nhiên hơn. Các phương pháp trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ hay các nguồn lực từ tự nhiên đang dần được ưa chuộng hơn các phương thức điều trị hiện đại.

    Tuy nhiên, không thể coi phương thức nào là quan trọng nhất và loại bỏ hoàn toàn phương thức kia, điều lý thú là chúng ta có thể kết hợp cả hai khuynh hướng này trên nhiều phương diện, cụ thể ở đây là Dinh dưỡng hiện đại bao gồm:

    1. Dinh dưỡng và thực phẩm: Yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho con người, tỷ lệ cân đối cũng như định lượng vừa đủ các loại thực phẩm thịt, cá, tôm, rau quả, khoáng chất và vitamin trong chế độ ăn uống.

    2. Dinh dưỡng và sức khỏe: Cách thực phẩm được tiêu hóa, hấp thụ và tác dụng đến sức khỏe như thế nào. Thực phẩm cần được sử dụng, nấu nướng, bảo quản đúng cách và đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh gây tác hại đến sức khỏe.

    3. Dinh dưỡng và trị liệu: Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với từng loại bệnh tật bên cạnh việc sử dụng thuốc men trong điều trị, dinh dưỡng cũng có thể gây di ứng và gây bệnh đối với một cơ thể khỏe mạnh. Ví dụ bệnh tiểu đường cần biết cách ăn uống để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao gây hậu quả xấu, người bệnh viêm xoang cần tránh các thực phẩm gây dị ứng, người cao huyết áp mà không giảm muối ăn sẽ dễ bị tai biến hoặc cơn suy tim... Những hướng dẫn về ăn uống đã được nghiên cứu khoa học và được chứng minh mang lại hiệu quả tốt trên thực tế sẽ giúp bạn hỗ trợ việc trị bệnh.

    Còn tiếp...


    Nấm có đặc tính sinh học của thực vật và cả động vật, sinh trưởng giống thực vật nhưng lại hấp thụ ôxy và thải khí carbon dioxide như trong quá trình trao đổi chất của động vật nên tạo ra nhiều giá trị dưỡng chất cũng như dược tính cho con người. Đáng ngạc nhiên hơn, nấm còn tự sinh ra các kháng sinh tự nhiên để thích nghi với môi trường có nhiều vi khuẩn, virus.

    Trong đó Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm tiêu biểu cho sức khỏe, từ lâu đã được sử dụng cho việc tăng cường sức khỏe, bồi bổ tái tạo các chức năng của cơ thể, là một thành phần dược liệu hiệu quả trong điều trị các bệnh khó chữa.

    Khoa học hiện đại đã nghiên cứu sâu hơn về các loại nấm và nấm linh chi, cho thấy các thành phần hoạt tính sinh học chính tạo nên các tác dụng của nấm bao gồm Polysaccharides, Peptidoglycans, và Triterpenes.

    Tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch

    Triterpenes, Glycopeptide, Ergothioneine trong nấm thích hệ miễn dịch, kiểm soát hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh cũng vi khuẩn, vi rút gây hại lây nhiễm từ môi trường. Hệ miễn dịch cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kích thích các tế bào giết tự nhiên của hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

    Tác dụng phòng chống và điều trị ung thư

    Nấm linh chi được kết luận có khả năng phòng chống và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị ung thư là do trong nấm có các polysaccharides. Polysaccharides trong nấm có thể tan trong nước, kích thích sự sản xuất các tế bào đuôi gai, tế bào tiêu diệt tự nhiên, T CD8+, tế bào NK. Các tế bào này chống lại sự hình thành các khối u hay gây độc kìm hãm sự phát triển lây lan của các tế bào ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. 

    Khi được dùng kết hợp với các loại thuốc tây khác trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị liệu, polysaccharides làm giảm đau đớn mà bệnh nhân phải chịu đựng cũng như, các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị này.

    Ngoài ra, chất triterpenes, beta-glucans trong nấm cũng có tác dụng phòng chống và điều trị ung thư tương tự như chất polysaccharides.

    Giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch.

    Các thành phần dược tính trong nấm có tác dụng điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa Lipid (Cholesterol), duy trì và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp.

    Chất Germanium, Ling Zhi-8 protein giúp kích thích quá trình tuần hoàn, làm giảm cholesterol trong máu, làm loãng máu, giúp quá trình lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn, tránh tình trạng máu bị vón cục, tắc nghẽn.

    Chất Coumarin, Aldosterone làm giãn nở động mạch vành và mạch ngoại vi, giúp phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ y cơ mắc các bệnh về tim.

    Chống oxy hóa, khử gốc tự do, chống lão hóa

    Nấm linh chi thực sự là một loại thảo dược tốt, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Selenium, Ergothioneine là những chất chống oxy hóa mạnh, chúng tiêu diệt các gốc tự do để bảo vệ các tế bào của cơ thể.

    Những chất chống oxy hóa này giúp làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân và giúp da dẻ mịn màng, tăng sự đàn hồi cho da, từ đó giảm sự xuất hiện của những nếp nhăn.

    Hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

    Nấm giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chất Polysaccharides, Hetero-Beta-glucans và proteoglycan trong nấm qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng cân bằng lại nội tiết tố, giúp sản xuất đủ insulin cho cơ thể.

    Phòng và điều trị hiệu quả các bệnh về gan

    Nấm linh chi được chứng minh hiệu quả trong phòng và điều trị các bệnh về gan như: viêm gan A, B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ và nặng hơn là ung thư gan. Có được khả năng đó là nhờ các chất hoạt tính sinh học mạnh như Polysaccharides, Hetero-Beta-glucans và proteoglycan trong nấm.

    Trong cơ thể người, các chất này hoạt động như chất chống ung thư, tìm và tiêu diệt các tế bào có xu hướng gây bệnh cho gan, đồng thời kích thích tái tạo tế bào gan mới phòng chống gan bị tổn thương dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

    Những chất này có tác dụng như chất kháng viêm nên khi được dùng kết hợp với thuốc Tây y khác sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị dứt điểm các bệnh về gan, rút ngắn thời gian điều trị mà không gấy các phản ứng phụ cho bệnh nhân.

    Bên cạnh đó, chúng hỗ trợ các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết nhằm giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc xử lý và bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

    Cải thiện dinh dưỡng

    Nấm có hàm lượng cao các vitamin (vitamin A, B, C, E, P,..), khoáng chất (Magie, Canxi, sắt, đồng, kẽm…) nên khiến cơ thể người sử dụng khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

    Nấm giàu protein không chứa chất béo hay cholesterol, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà không gây béo phì nên phù hợp với những người muốn giảm cân, người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.


    Xem thêm>>

    Xem thêm>>

    Đóng liên hệ [x]
    hotline0906 18 40 60
    -->