An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Suc-khoe-ba-bau. Show all posts
Showing posts with label Suc-khoe-ba-bau. Show all posts
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng những gì mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể lẫn sự phát triển tâm trí của trẻ. Có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường trí tuệ cho con bạn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đặc biệt, không chỉ trong thai kỳ, hãy bắt đầu ăn những thực phẩm này ngay khi bạn quyết định mang bầu. Hãy đọc bài viết này để biết mẹ bầu cần ăn gì để thai nhi thông minh nhé.
Ăn gì để thai nhi thông minh: nhất định phải ăn cá
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ… rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ.
me-bau-an-gi-de-thai-nhi-thong-minh-tu-trong-bung-me
Cá rất tốt cho bà bầu và thai nhi
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bà bầu nên ăn tối thiểu 2 bữa cá 1 tuần. Ăn ít hơn hai bữa cá một tuần sẽ sinh ra những đứa trẻ có IQ thấp hơn so với những người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.
Trứng
Ít mẹ bầu biết rằng, Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não hoạt động kém hơn bình thường. Bạn cần bổ sung vitamin D vào cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh mặt trời; ăn trứng, pho mát, thịt bò, gan… Đó là những thực phẩm có nguồn vitamin D dồi dào.
I-ốt
me bau an gi de thai nhi thong minh tu trong bung me 300x211 - MẸ BẦU ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI THÔNG MINH TỪ TRONG BỤNG MẸ
Sự thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu, làm giảm IQ của trẻ. Bạn cần phải ăn muối i-ốt khi mang bầu bằng các thực phẩm có chứa nhiều iot tự nhiên như cá biển, hàu, trứng…
Axit folit
Axit folit rất quan trọng trong sự hình thành mô não của trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh con mắc hội chứng tự kỷ ở những người có bổ sung axit folit 4 tuần trước và 8 tuần sau khi mang bầu ít hơn 40% so với những bà bầu khác. Nguồn axit folit là các loại rau lá xanh như đậu lăng, cải bó xôi… Bạn cũng có thể uống thêm axit folit cùng vitamin B12.
Với các loại thực phẩm kể trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học với thực đơn được thay đổi thường xuyên đảm bảo sự thỏa mãn của khẩu vị, ngon miệng
Mẹ nào cũng muốn sinh con thông minh, khỏe mạnh? Vậy ăn gì để thai nhi thông minh – bạn chưa biết thì hãy đọc ngay bài viết này nhé. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Thai kỳ là thời điểm hệ miễn dịch của người mẹ giảm sút rất nhiều so với bình thường. Đặc biệt, dưới tác động của hormone thai nghén, cơ thể của bà bầu rất dễ mắc bệnh. Vì thế, bà bầu dễ nhiễm virus hoặc vi khuẩn hơn người bình thường. Thêm nữa, trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu thường tăng tiết mang nhầy dẫn đến hiện tượng ngạt mũi, phải thở bằng miệng, ho, dễ dẫn đến nguy cơ bị viêm đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một nguyên nhân khác là tình trạng tử cung to nhanh, gây áp lực lên ổ bụng khiến dịch dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây ho, viêm đường hô hấp. Ho là bệnh mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải và làm thế nào để trị ho cho bà bầu là điều ai cũng quan tâm.
  1. Trị ho cho bà bầu bằng cam nướng

Cách làm rất đơn giản
  • Cam: bạn nên chọn loại cam có vỏ dày để có nhiều tinh dầu, sửa sạch, cắt chóp
  • Dùng tăm nhọn xiên đều lên chóp cam, rắc muối tinh vào phần chóp để muối ngấm đều
  • Đặt lại miếng chóp cam vừa bị cắt rời ra vào vị trí cũ và dùng tăm tre xiên chéo để giữ cố định.
trị ho cho bà bầu
Cam nướng có tác dụng trị ho hiệu quả
  • Nướng cam trong 15 phút, nếu không có lò nướng bạn có thể nướng cam trực tiếp trên bếp gas
  • Cam sau khi nướng bổ ra ăn cả vỏ hoặc thái nhỏ rồi hãm với nước sôi thành trà uống thay nước lọc trong ngày.
Cam nướng sẽ phát huy tác dụng ngay khi sử dụng nhưng để đảm bảo hiệu quả bạn có thể nướng thêm 3-5 quả uống dần đặc biệt là vào những ngày trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhé
  1. Quất xanh hấp mật ong

  • Chọn quất nguyên vỏ xanh, rửa sạch, thái ngang lát mỏng
  • Cho mật ong vào và hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Mỗi ngày bà bầu dùng 4-5 lần, ngậm cả cái và nước rồi nuốt từ từ. Có thể hấp nhiều bảo quản trong tủ lạnh và hấp lại trong nồi cơm mỗi lần.  Quất xanh hấp mật ong là một trong những cách trị ho cho bà bầu an toàn, hiệu quả
  1. Gừng, mật ong và chanh

    trị ho cho bà bầu
    Cách làm đơn giản nhưng hiệu quả rất nhanh
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn vắt lấy nước.
  • Trộn 1 thìa nước gừng với 1 thìa mật ong, 3 thìa nước cốt chanh với 200ml nước ấm, khuẩy đều lên, nhấp từng ngụm nhỏ trong ngày.
  1. Húng chanh hấp đường phèn

  • Lá húng chanh xay nhuyễn
  • Cho đường phèn và lá húng chanh vào rồi hấp cách thủy cho đến khi đường phèn tan hết, lá húng chanh chuyển sang màu vàng nhạt
  • Mỗi ngày bà bầu dùng 4-5 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê cả nước lẫn cái.
  1. Tỏi và sữa nóng

  • Giã dập 3-4 nhánh tỏi, để ngoài không khí 15 phút.
  • Cho tỏi vào sữa nóng hãm trong 10 phút rồi uống.
trị ho cho bà bầu
Cách trị ho cực lạ nhưng cực hiệu quả
  • Một ngày uống từ 1-2 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm ho nhanh chóng.
Tỏi và sữa nóng là cách trị ho cho bà bầu đơn giản, nhanh chóng và cực hiệu quả đã được nhiều bà bầu áp dụng và kiểm chứng Trên đây là 5 cách trị ho cho bà bầu đơn giản, hiệu quả mà an toàn. Tuy nhiên, nếu bà bầu thấy vẫn ho dai dẳng, đặc biệt có nhiều đờm, kèm sốt, khó thở, mệt thì cần đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị dứt điểm để có một cơ thể khỏe mạnh nhé
Dinh dưỡng thế nào để “bổ mẹ, khỏe con” là một trong những điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nhưng có những thực phẩm trả lời cho câu hỏi “mới có thai nên kiêng gì?’ cần đặc biệt lưu tâm và tuyệt đối không được ăn trong 3 tháng đầu – thời điểm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Mang thai Tháng thứ nhất nên kiêng gì ?

Tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn kéo dài từ khi trứng chuẩn bị rụng cho đến khi kết thúc tuần thứ 4. Đây là giai đoạn phôi thai trải qua những bước phát triển quan trọng nhất! Câu hỏi “Mới có thai nên kiêng gì?” được nhiều bà bầu quan tâm.Trong giai đoạn này, bà bầu cần kiêng:
Các loại thực phẩm gây co thắt dạ con: dứa, đu đủ xanh , cam thảo là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con – tuyệt đối không được ăn. Bởi trong 3 tháng đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung dễ gây sảy thai.
Dinh dưỡng cho bà bầu
Phô mai mềm có thể gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal được làm từ các loại sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối là các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Bởi thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Tháng thứ hai mang thai không nên ăn gì ?

Đây là giai đoạn các dấu hiệu mang thai đã rõ ràng. Bà bầu thực sự đã có nhận thức rõ ràng về những việc nên và không nên làm, bao gồm cả việc tìm hiểu mới có thai không nên ăn gì. Ngoài các loại thực phẩm không được ăn trong tháng thứ nhất như đã kể trên. Trong tháng thứ hai này, bạn cũng nên kiêng khem thêm một vài món gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như:
Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại
Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.
Thuc pham cho ba bau
Sữa tươi chưa tiệt trùng nguy hiểm cho bà bầu
Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.
Trứng chưa nấu chín (trứng ốp la, lòng đào) bởi trong trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
Gan: bởi trong gan chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Chưa kể gan là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu – nguyên nhân dẫn đến các loại dị tật cho thai nhi.
Các loại xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua, thịt chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống rất dễ gây ngộ độc thực phẩm

Tháng thứ ba mang thai nên kiêng gì ?

Đây là giai đoạn hình thành tất cả các cơ quan cần thiết cho bé, nên các bà mẹ cần đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống. Điều thực sự quan trọng là nên thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày và lập 1 danh sách các loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn.
Hãy chắc chắn rằng các loại thực phẩm nạp vào cơ thể giai đoạn này đảm bảo yếu tố giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm cần hạn chế đến mức tối đa (đã bao gồm các thực phẩm tháng 1 và 2) bao gồm:
Thực phẩm có hại cho bà bầu
Các loại thực phẩm này đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất dinh dưỡng có lợi không còn lại bao nhiêu.
Thức ăn nhanh: Hamburger, gà rán, khoai tây rán, pizza, nước ngọt, nước có ga…Rất nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (fast food) với hàm lượng chất béo bão hòa cực lớn. Các loại thực phẩm này đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất dinh dưỡng có lợi không còn lại bao nhiêu.
Đồ ăn đóng hộp: Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bà bầu dễ bị huyết áp cao. Khi mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đang làm việc hết công suất và không nên tạo thêm áp lực cho chúng. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng dù bà bầu ăn rất nhiều.
Hãy trở thành 1 bà bầu hiểu biết và yêu con đúng cách với những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ. Các bà bầu hãy chuẩn bị 1 cuốn sổ nhỏ lưu những thực phẩm “bà bầu mới có thai nên kiêng gì?” chúng lại và ghi nhớ và ăn uống sao cho bổ mẹ, khỏe con nhé!
Ẩm thực cho bà bầu cần sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ.

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Ẩm thực cho bà bầu sẽ nói cho bạn biết những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Chất béo và chất đạm giúp ích cho sự phát triển cho cơ thể của bé yêu như da, mỡ, bộ não, cơ bắp,… Bà bầu có thể cung cấp chất béo và chất đạm qua thịt bò, thịt ba chỉ heo, cá, trứng, sữa, các loại đậu, dầu ăn thực vật như dầu mè, dầu olive, dầu hạt gạo,… rất tốt cho quá trình trao đổi chất và hấp thụ vitamin cho mẹ và bé.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh cac chat dinh duong danh cho ba bau - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Các chất dinh dưỡng dành cho bà bầu
Trong rau củ và trái cây có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cho bà bầu tránh được tình trạng bị bón do ăn quá nhiều chất đạm. Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể của mẹ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và lão hóa do bé đã lấy hết dinh dưỡng từ người mẹ. Các vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B, rất có lợi cho sức khỏe của bà bầu trước và sau sinh.

Những món ăn ngon dễ làm tốt cho bà bầu

Kết hợp những loại thức ăn chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu, chúng ta sẽ có một thực đơn ẩm thực cho bà bầu thật phong phú.
Cá hồi là sự lựa chọn tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, ngoài ra còn ổn định tâm lý cho bà bầu, giàu chất dinh dưỡng, bảo vệ tim mạch,… Do đó, các món ăn từ cá hồi vừa ngon miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác như là cá hồi áp chảo (chín), salad cá hồi, cháo cá hồi, cá kho tộ,… Nhưng không nên sử dụng cá hồi 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh chao ca hoi tot cho suc khoe me va be - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Cháo cá hồi tốt cho sức khỏe mẹ và bé
Thịt gà cũng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của bà bầu. Giàu chất sắt có lợi cho cơ thể, thịt gà nên được cho vào thực đơn chăm sóc món ăn cho bà bầu. Chúng ta có thể nấu món cà ri gà, gà hầm, gà kho gừng,…
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh canh thit ga ham hat sen - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Canh thịt gà hầm hạt sen
Vitamin D và canxi có rất nhiều trong trứng giúp cho bé phát triển xương chắc khỏe nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn có thể nấu rất nhiều món từ trứng như là chiên, ốp la, nấu canh trứng cà chua,…
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh trung luoc bo sung nhieu vitamin d va canxi - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Trứng luộc bổ sung nhiều vitamin D và canxi
Cam và những loại trái cây giàu vitamin như bưởi, quýt, chuối, cà rốt, cà chua,… giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ, ngăn ngừa những dị tật ở ống thần kinh của thai nhi. Chúng ta có thể làm các loại nước ép, bánh trái cây, chè,… để thay đổi khẩu vị món ăn.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh hoa qua lam tang suc de khang - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Hoa quả làm tăng sức đề kháng

Những thức ăn nên tránh cho bà bầu

Đa số các loại thực phẩm đều rất tốt cho sức khỏe của mọi người nhưng ẩm thực cho bà bầu xin nhắc các bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn nhiều nhất là trong thời gian 3 tháng  đầu và cuối thai kỳ.
Các bà bầu nên cân nhắc trước khi ăn những món ăn sống, ăn tái. Nên nấu ăn thật chín trong thai kỳ, không nên ăn những loại cá sống, nghêu, sò, thịt bò tái, bít tết,… vì chúng có chứa những vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe. Cá hồi cũng là loại thực phẩm rất tốt nhưng lại chứa thủy ngân nên phải ăn theo một lượng nhất định. Trứng sống cũng không nên ăn trong thời gian này vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh ca song chua nhieu vi khuan khong tot cho me va be - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Cá sống chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho mẹ và bé
Ngoài ra, các loại thức ăn như thịt nguội, xúc xích, củ dền, pate, rau mầm, thức uống có cồn,… không nên sử dụng trong thời gian thai kỳ.
am thuc cho ba bau truoc va sau sinh khong nen an bit tet trong thai ky - Ẩm thực cho bà bầu trước và sau sinh
Không nên ăn bít tết trong thai kỳ
Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết để chăm sóc cho các bà bầu trong và sau mang thai được khỏe mạnh.
Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu cho các bà mẹ. Nếu ho mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Những bài thuốc dân gian  tổng hợp dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bà mẹ đang mắc chứng ho.
  1. Ăn vỏ cam nướng
Cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, bạn bóc vỏ ra rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
Meo-hay-giup-tri-ho-cho-ba-bau-01
Vỏ cam trị ho rất hiệu quả
  1. Ăn mía, lê trộn đường
Mía cắt miếng bỏ vào đun cùng với đường và đun lên dùng cũng rất tốt. Nếu dùng không hết, bạn có thể bỏ vào tủ lạnh và mỗi lần uống, hãy pha với chút nước ấm. Lê sau khi gọt vỏ cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn trộn với một lượng đường phèn thích hợp và bỏ vào đun cách thủy. Sử dụng những món ăn này có thể giúp chị em làm cắt giảm những cơn ho triền miên.
Meo-hay-giup-tri-ho-cho-ba-bau-02
Lê hấp cách thủy với đường giúp cắt giảm những cơn ho triền miên
Tuy nhiên bạn cần chú ý, đây chỉ là phương pháp dân gian, vì rất có thể sẽ để lại hậu quả không tốt cho chính bạn và cả thai nhi trong bụng nếu sức khỏe của mẹ và bé rơi vào trường hợp đặc biệt. Muốn chữa trị, nhất định bạn phải tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có phương pháp chữa trị an toàn nhất.
  1. Giá đỗ luộc
Bạn cần chuẩn bị một ít giá đỗ (khoảng 100g), rồi đem luộc lấy nước uống. Cách này không những giúp bạn giảm được đau họng, giảm ho mà còn có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể.
Meo-hay-giup-tri-ho-cho-ba-bau-03
Những cách trị ho cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả
  1. Chanh, quýt và quất
Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các bà bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Bạn cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.
Meo-hay-giup-tri-ho-cho-ba-bau-04
Quất có tác dụng tốt trong việc giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng
Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt. Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.
  1. Mật ong hấp lá hẹ
Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.
  1. Mật ong hấp tỏi
Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với tỏi và mật ong như sau: Đập dập từ  4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Meo-hay-giup-tri-ho-cho-ba-bau-05
Trị ho cho bà bầu với tỏi và mật ong
Có một cách đơn giản hơn, đó là khi bị ho, bạn pha một cốc nước ấm, hòa chung với mật ong để uống, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. Với một số bài thuốc dân gian trên,  hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các bạn đang trong thời gian mang bầu điều trị dứt điểm những cơn ho, xua tan nỗi lo sức khỏe và sớm tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Những gì mẹ cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần, ngăn ngừa những khiếm khuyết có thể xảy ra với bé. Đồ uống cũng nằm trong danh sách những thực phẩm mẹ cần chọn lựa để bổ sung vào cơ thể. Sinh tố bơ, nước cam, sữa… là những đồ uống có tác dụng giúp mẹ bầu khỏe, con khôn.
Trong 9 tháng mang, nguy cơ cơ thể mất nước là không thể tránh khỏi đặc biệt với những mẹ thường xuyên bị ốm nghén. Một trong những lời khuyên luôn luôn đặt lên hàng đầu với các mẹ bầu là uống nhiều nước và quan trọng là chọn những loại đồ uống lành mạnh. Chị em nên tránh đồ uống có ga, rượu hoặc nước ép trái cây bán sẵn bởi những đồ uống này chỉ giúp dạ dày mẹ no là không mang lại chút dưỡng chất gì.
Vì vậy nên lựa chọn đồ uống nào tốt nhất cho thai kỳ? Nước lọc chắc chắn là không thể bỏ qua. Ngoài ra để hỗ trợ tốt nhất cho thai kỳ mẹ nên chọn những đồ uống, sinh tố từ hoa quả tươi hoặc từ thảo dược có lợi cho chị em bầu bí. Bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng sẽ giúp giải độc cơ thể, giảm táo bón, giảm phù nề, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Dưới đây là danh sách những loại đồ uống tốt nhất cho mẹ bầu:
  1. Sữa
Sữa là một trong những loại đồ uống tốt nhất cho phụ nữ mang thai vì nó có chứa hàm lượng canxi cao. Bà bầu uống sữa sẽ giúp thúc đẩy serotonin giúp mẹ bình tĩnh và thư giãn. Mẹ nên tránh sử dụng những loại sữa có chứa bọt hương liệu nhân tạo.
Sữa thức uống tốt cho bà bầu
Sữa thức uống dinh dưỡng và tốt cho mẹ và thai nhi

Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên uống ngày 2-3 ly sữa.
  1. Sinh tố bơ
Ăn quả bơ hoặc sinh tố bơ cũng là đồ uống luôn được khuyến khích trong thai kỳ. Đồ uống này sẽ giúp giữ huyết áp của mẹ bầu ở mức ổn định và giảm căng thẳng. Bơ còn rất giàu axit folic được cho là giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh đặc biệt là tật nứt đốt sống ở thai nhi.
Sinh tố bơ thơm ngon cho mẹ bầu
Sinh tố bơ được rất nhiều mẹ bầu tin dùng

Mẹ có thể trộn bơ với sữa chua, sữa tươi, mật ong để thưởng thức sẽ rất ngon miệng.
  1. Nước cam
Đây là loại đồ uồng dồi dào vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tránh xa các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc cơ thể. Những lời khuyên về đồ uống dành cho mẹ bầu luôn luôn đặt nước cam lên “top” đầu.
  1. Trà hoa cúc
Có rất nhiều loại trà thảo dược tốt cho chị em mang thai và trà hoa cúc là một ví dụ. Loại trà này không chỉ tốt cho vị giác, giúp giảm cảm giác buồn nôn mà còn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Trà hoa cúc tốt cho vị giác, giúp giảm cảm giác buồn nôn
Trà hoa cúc tốt cho vị giác, giúp giảm cảm giác buồn nôn

  1. Nước ép quả cherry (anh đào)
Nước ép anh đào là một trong những đồ uống tuyệt vời nhất cho những mẹ bầu bị mất ngủ. Đồ uống này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và giúp tâm lý mẹ trở lên thoải mái hơn.
  1. Trà gừng
Trà gừng sẽ là đồ uống “số 1” cho những mẹ bầu bị ốm nghén. Gia vị này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm chứng buồn nôn, nôn ói, và giúp kích thích hệ tiêu hóa. Mẹ có thể  uống trà gừng nóng hoặc cho thêm gia vị gừng vào các món ăn hàng ngày.
  1. Nước ép nho
Nước nho chứa nhiều đường và kali, được khuyến cáo dùng trong các trường hợp suy sụp thần kinh và mệt mỏi. Nước nho đen chứa nhiều vi chất giúp giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim. Uống nước nho thường xuyên cũng sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp. Nước nho cũng rất giàu vi khuẩn có ích, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và bài tiết mồ hôi.
Nước nho giàu vi khuẩn có ích và khoáng chất
Nước nho, sự lựa chọn hoàn hảo của các bà bầu

Nước nho không được khuyến khích trong các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết axit, viêm tuyến tiêu hóa và các bệnh tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính. Nước nho cũng có thể gây rắc rối khi cơ thể mẹ nào nhạy cảm với gió.

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->