An Trú Trong Giây Phút Hiện Tại

logo
Sự kiện tiêu biểu

Tin mới

Showing posts with label Truoc-va-sau-sinh. Show all posts
Showing posts with label Truoc-va-sau-sinh. Show all posts

Mẹ bầu nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Mẹ cảm thấy những cơn đau bụng dồn dập báo hiệu bé yêu muốn chào đời. Lúc này cảm giác hồi hộp, những cơn đau khiến mẹ không màng gì đến chuyện ăn uống. Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng trong lúc chuyển dạ lại rất cần thiết. Nên ăn ít hơn, nhiều hơn, hay không ăn gì cả? Cùng tham khảo những ý kiến của chuyên gia dưới đây.
Mẹ có thể ăn uống bình thường
Lúc trước, khi có dấu hiệu chuyển dạ, một số thai phụ hạn chế ăn uống do lo thức ăn từ dạ dày tràn vào phổi nếu bị gây mê. Ngày nay với tiến bộ về y khoa, rất ít trường hợp phải gây mê. Đồng thời tiến bộ về gây tê, gây mê đã làm giảm nguy cơ bị nôn cho sản phụ.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, hầu hết thai phụ thấy đói và khát, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Ăn nhẹ không nguy hại gì cho thai phụ và thai nhi, thậm chí có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với cơn đau. Nếu bạn không ăn uống đủ, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy mỡ dự trữ để tạo năng lượng cho hoạt động sống (quá trình ketosis).
Ketosis có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu hay kiệt sức. Trong chuyển dạ, tử cung ngày càng co bóp mạnh và nhiều để đưa thai nhi ra nhưng không làm co thắt dạ dày. Vì thế mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường mà không sợ bị nôn.
Mẹ nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. 
Uống gì khi chuyển dạ
Việc chuyển dạ khiến mẹ đổ nhiều mồ hôi nên cần phải cung cấp thêm nước. Đây là cách tuyệt vời để chuyển động thúc đẩy chuyển dạ, mẹ đừng lo chuyện đi tiểu. Vào thời điểm này, nước khoáng, nước lọc hay nước ép trái cây loãng, sinh tố là lựa chọn tốt cho mẹ. Không nên uống nước chanh, nước ngọt.
Ăn gì khi chuyển dạ
Hãy ăn những gì mẹ muốn. Ở giai đoạn đầu của chuyển dạ, carbohydrate là lựa chọn tốt vì chúng dễ tiêu hóa và phóng thích năng lượng chậm. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua các cơn co thắt của tử cung. Mẹ có thể ăn bánh mì, ngũ cốc, mì, khoai tây, chuối, sữa chua, bánh quy và súp.
Ở giai đoạn sau, nhấp ít nước có chứa đường vừa nhanh làm đầy dạ dày vừa cung cấp năng lượng. Tránh thực phẩm có nhiều chất béo.
Có được ăn nếu mẹ sinh mổ
Khoảng 9 – 10 trường hợp mổ lấy thai đều có gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống. Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh nở. Song nếu có những biến chứng kèm theo yêu cầu phải gây mê, tốt nhất bạn cần thận trọng trong ăn uống. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ thấy nghi ngờ.
Nếu đã lỡ ăn và sẽ phải gây mê để mổ mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy cho bác sĩ gây mê biết điều đó. Bác sĩ sẽ giúp mẹ không phải hít thức ăn từ dạ dày vào đường hô hấp.
Cách duy trì dinh dưỡng trong khi chuyển dạ
- Ăn sớm để dự trữ năng lượng trong khi vượt cạn.
- Ăn thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần.
- Một số sản phụ bị nôn và ăn uống không ngon miệng trong lúc chuyển dạ, dù vậy họ vẫn cần ăn. Vì vậy hãy mang theo thức ăn khoái khẩu để khi cần dùng ngay.
- Đừng để cơ thể bị mất nước. Như vậy sẽ làm mẹ mất năng lượng, xáo trộn sinh lý cơ thể và làm chậm quá trình chuyển dạ. Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Giữa những cơn gò tử cung hãy nhấp một ít nước.
- Nếu mẹ nôn nặng khi ăn hoặc uống và được đánh giá là mất nước, y tá có thể sẽ truyền dịch cho mẹ. Việc truyền dịch sẽ giúp cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn hay hồi phục sức lực cho thai phụ đang kiệt sức.





Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bé yêu phát triển nhanh nhất, các cơ quan của cơ thể cũng dần hoàn thiện. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Dinh dưỡng cơ bản
Với tâm lý “ăn càng nhiều càng tốt”, nên trong giai đoạn này, các mẹ thường cố gắng “nhồi nhét” để tăng cân cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, dù ăn gì, thì theo các chuyên gia, thai phụ vẫn cần tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên chất, trái cây và rau củ sạch, protein từ các loại thịt, hải sản, cùng các chế phẩm từ sữa đã tách béo.
Dưỡng chất cần tăng cường
Trong giai đoạn nhạy cảm này, não bộ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh và đi vào hoàn thiện, nên sẽ rất tốt nếu mẹ chịu khó bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega 3 và choline. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi; các loại hải sản như tôm,cua, sò, hế… là nguồn cung cấp sắt và omega 3 dồi dào. Mẹ lưu ý chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp để tránh độc hại (các loại hải sản kể trên đều có hàm lượng thủy ngân thấp).
Đồng thời lúc này, hệ xương cũng hoàn thiện và đòi hỏi được bổ sung đầy đủ canxi. Chất này có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa tươi, sữa chua, bơ… mẹ nên chọn các sản phẩm từ sữa đã tách béo.
Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm 450kcl vào tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. 
Lượng calo cần thiết
Giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần tăng từ 11 – 16kg là hợp lý, chủ yếu tập trung tăng vào 3 tháng cuối. Các chuyên gia khuyên rằng, trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm 450kcl vào tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Nghĩa là, nếu bình thường mẹ cần 1500kcal/ngày thì trong 3 tháng cuối, con sốn này sẽ là 1950kcal/ngày.
Các nhóm thực phẩm cần thiết trong ngày
Dù ăn gì, thì khẩu phần ăn một ngày của bà bầu trong 3 tháng cuối nhất thiết phải có: 2 cốc (20ml) hoa quả, 3 cốc eau, 220g ngũ cốc nguyên chất, 180g protein từ các loại thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá, trứng, đậu phụ… và ít nhất là 3 phần sữa tách béo hoặc sữa chua.
Một số lưu ý
Đây là thời điểm mẹ rất hay bị ợ nóng, cách tốt nhất để giảm tình trạng này là chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 – 6 bữa/ngày để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Những thực phẩm nhiều gia vị và chất béo cũng cần được hạn chế, nhẳm giảm áp lực cho dạ dày.
Đây cũng là lúc các mẹ bầu bị xuống máu, khiến chân và tay bị sưng phù, tích nước. Vì vậy mẹ hãy loại bỏ bớt muối trong chế độ ăn, hạn chế những món ăn mặn (đặc biệt là đồ ăn nhanh), uống nhiều nước và tăng cường vận động.
Menu mẫu cho bà bầu 3 tháng cuối
Bữa sáng
- Bông cải xanh và trứng ốp la.
- Năng lượng cung cấp: 400kcal. Các chất cung cấp: protein, calci, chất xơ, chất béo.
Bữa phụ
- Bánh mì đen phết bơ. Năng lượng cung cấp: 125 kcal, cung cấp chất béo, chất xơ và các loại vitamin.
- Nước cam (110ml). Năng lượng cung cấp: 55kcal, các chất vitamin C và canxi.
- Sữa chua (150ml). Cung cấp 90kcal, canxi và chất béo.
Bữa trưa
- Sandwich cá hồi. Cung cấp 400kcal. Các chất protein, vitamin C, canxi, chất xơ, chất béo.
- Salad dưa hấu. Cung cấp 30kcal, các chất vitamin C, chất xơ.
Bữa phụ
- Rau trộn thập cẩm cà rốt, bông cải xanh, súp lơ. Cung cấp 100kcal, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Quả óc chó và mơ khô. Cung cấp 100kcal, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Bánh mì phết phomai. Cung cấp 80kcal, protein, canxi và chất béo.
Bữa tối
- Thịt bò xào rau củ quả. Năng lượng 300kcal, protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất béo…
- Gạo lứt. Cung cấp 200kcal.
- Canh rau củ, ngũ cốc. Cung cấp 100kcal, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Trước khi đi ngủ
- Sữa tách béo. Cung cấp 90kcal, canxi và chất béo.


Khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ, thì những tư thế, động tác trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Dưới đây là những tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai để mẹ đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.
Tư thế ngồi tốt khi mang thai
Ghế dành cho mẹ bầu không được quá cao hay quá thấp, ở mức khoảng 40cm là tốt nhất. Khi chuyển từ đứng sang ngồi, đầu tiên mẹ dùng tay chống đỡ vào đùi hoặc tay vịn gần đó rồi từ từ ngồi xuống. Khi vừa ngồi xuống, hơi nghiêng về phía trước một chút, hai tay đỡ phần lưng rồi tựa chầm chậm vào lưng ghế. Sau đó mới di chuyển phần mông vào trung tâm ghế, duỗi thẳng cột sống, tựa vào ghế ở tư thế dễ chịu nhất, hai chân để mở song song. Ở tư thế ngồi sâu vào bên trong ghế, lưng tựa thẳng vào thành ghế, đùi mở ngang sẽ giúp mẹ ít bị chứng đau lưng hơn.
Tốt nhất mẹ nên chọn ghế có lưng dựa. Tư thế chính xác là để phần lưng tựa sát vào lưng ghế, có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Nếu ngồi làm việc ở cơ quan, mẹ nên thường xuyên đứng lên đi lại một chút, bởi dù ngồi ở tư thế thoải mái thế nào thì cũng hạn chế tuần hoàn máu. Nếu phải làm việc nhiều bằng ghi chép hay dùng máy tính thì cứ cách một giờ nên thả lỏng một chút.
Đi xe trên đoạn đường dài cũng rất có hại cho cơ thể, nên mẹ đừng ngại tìm cho mình một chỗ thích hợp nhất để tránh mất cân bằng hay ngã ngào khi xe thắng gấp.
Tư thế nằm tốt khi mang thai
Trong 16 tuần đầu mang thai, mẹ hãy chọn tư thế nằm ngửa, chân có thể gác trên một chiếc gối để thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, đến giai đoạn gần sinh, cả phần bụng gần như bị tử cung chiếm hết. Nếu mẹ vẫn nằm ngửa thì tử cung sẽ đè lên động mạch chủ sau tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung sẽ giảm rõ rệt và trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cũng như sự phát dục của thai nhi.
Ngoài ra khi nằm ngửa, còn có thể tạo thành tĩnh mạch chi dưới bị co phồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Thế nên từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ hãy chọn tư thế nằm nghiêng vì vừa có lợi cho cảm giác căng cơ, giải toải mệt mỏi, vừa tránh cho phần bụng to lớn đè lên mạch máu chính.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ.
Nằm nghiêng trái hay nghiêng phải đều được, chỉ cần mẹ cảm thấy thoải mái là ổn, có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để chống đỡ phần bụng khi nằm nghiêng, hai chân cũng nên hơi co một chút. Đương nhiên còn một tư thế ngủ nữa mà các bà bầu cần hết sức tránh đó là nằm nghiêng theo kiểu co lưng (còn gọi là lưng tôm).
Tuy nói nằm nghiêng bên nào cũng được, nhưng thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể sẽ bất lợi cho sự phát dục của thai nhi và quá trình sinh nở. Nguyên nhân là do tử cung không ngừng lớn lên, các cơ quan khác trong bụng cũng bị chèn ép. Do vậy nếu mẹ hay nằm nghiêng bên phải có thể khiến niêm mạc tử cung bị căng, mạch máu bị kéo dãn và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy mãn tính. Vì vậy tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu vẫn là nằm nghiêng bên trái.

Trong thời gian mang thai, những món ăn ngon ngoài giúp bà bầu được ngon miệng còn giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nữa. Và thịt bò là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất, tốt cho bà bầu.
Các mẹ tham khảo thử các món ăn từ thịt bò nhé.
1. Củ quả nấu thịt thăn bò
Nguyên liệu
300g củ, quả
200g thịt thăn bò
1 tô nước dùng
Thực hiện
- Thịt bò cắt khúc. Ướp với hạt nêm, nước mắm, hành và tỏi băm nhuyễn, để khoảng 10 phút cho thấm đều.
- Phi thơm tỏi, cho thịt vào xào đến khi vàng.
- Cho thịt vào nồi nước dùng, đun chín mềm rồi bắc ra.
- Củ quả cắt khúc, chiên sơ rồi cũng cho vào nồi nước dùng.
- Đun sôi đều khoảng 8 phút, sau đó nêm lại cho vừa ăn.
- Múc ra tô, bỏ hành lá xắt nhuyễn vào, nên dùng nóng.
2. Thịt bò nấu bí đỏ
3 món đơn giản nhưng đầy dinh dưỡng cho bà bầu
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
300g bí đỏ
200g thịt bò
1 tô nước dùng
“Bí đỏ luôn được coi là thực phẩm đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Do đó, đây là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai.”
Thực hiện
- Bí đỏ rửa sạch, cắt khúc vuông. Hành ngò cắt nhuyễn.
- Thịt bò băm nhuyễn, trộn đều với hành, tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột nêm. Ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị, sau đó vo thành từng viên nhỏ.
- Đun sôi nước dùng; nêm nước mắm, bột nêm; cho thịt bò vào, đun sôi trở lại, hớt bọt cho đến khi nước trong.
- Phi thơm tỏi, cho bí đỏ vào xào sơ; sau đó cho bò viên vào, nêm thêm bột nêm.
- Múc ra tô, cho hành ngò vào.
3. Rau củ xào thịt bò xay
Nguyên liệu
300g súp lơ
200g thịt xay
10 trái bắp non
1 củ cà rốt
1 cây cần tây
“Trong súp lơ chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, loại rau này còn giúp mẹ phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai nữa.”
Thực hiện
- Hành tím, tỏi băm nhuyễn, cà rốt cạo vỏ xắt mỏng.
- Thịt xay trộn với tiêu, bột nêm, hành băm, ướp khoảng 10 phút, sau đó vo thành từng viên tròn, cho vào nồi hấp.
- Phi thơm tỏi, cho thịt vào xào đến khi vàng đều. Lấy thịt ra, cho súp lơ, cà rốt và bắp non vào xào đến khi gần chín; cho thịt vào lại đảo đều, nêm bột nêm và tiêu. Cho cần tây cắt khúc vào, đảo đều thêm lần nữa.

Hỏi: Vì tính chất công việc là làm thủ công nên em phải ngồi nhiều với tư thế dang rộng 2 chân , như vậy ảnh hưởng gì đến thai nhi không thưa bác sĩ?
Có những tư thế cần hạn chế khi mang thai. Ảnh: Getty Images

Trả lời:
Khi đang mang bầu, tư thế ngồi dang rộng 2 chân không ảnh hưởng đến thai nhi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm việc. Tuy nhiên, có những tư thế, động tác là bình thường khi còn son rỗi thì lúc bầu bí lại trở thành điều không nên, cần phải tránh vì nó tổn hại đến cơ thể mẹ, làm cho các mẹ mệt mỏi, đau đớn và thai nhi bị ảnh hưởng không tốt.
Khi mang bầu, các mẹ cần lưu ý: Không gập người liên tục, không cố sức với đồ nặn, không bắt chéo chân hay gập gối, không đứng phắt dậy, không đứng quá lâu, không trèo cao…
Chúc bạn khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

Hỏi:
Em mang thai được 27 tuần, em nghe nói tuần này bé đã có thể nghe nhạc và phản ứng với tiếng động bên ngoài nhưng khi em mở nhạc thì không thấy bé cử động hay phản ứng theo như các diễn đàn đã nói nên em cũng thấy lo lo về thính giác của bé. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em cảm ơn.
Đỗ Huỳnh Phượng Hoàng
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Thính giác hình thành từ tuần 18. Từ tuần 25, bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài và thậm chí có thể đáp ứng lại những kích thích mạnh. Theo nghiên cứu,âm nhạc giúp kích thích phát triển trí não. Bé tuy không đáp ứng nhưng vẫn có thể cảm nhận được âm thanh. Em đừng lo nhé, bé của em đôi khi đang ngủ và sóng âm thanh từ tiếng nhạc không quá lớn để bé có thể đáp ứng lại.
Th.S. Lữ Thị Trúc Mai
(Trưởng phòng Điều dưỡng, BV Hùng Vương, Tp. HCM)

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0906 18 40 60
-->